Lập nhóm “báo chốt” CSGT bị phạt thế nào?

Trên các mạng xã hội không hiếm các hội nhóm dành cho anh em tài xế với nhiều chia sẻ liên quan đến tình hình giao thông, trong đó có cả việc báo chốt Cảnh sát giao thông (CSGT). Câu hỏi ở đây là hành vi lập nhóm báo chốt CSGT bị phạt thế nào?


1. CSGT thường lập chốt ở đâu để kiểm soát giao thông?

Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA nêu rõ một trong các nhiệm vụ của CSGT là tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Các hình thức tuần tra, kiểm soát giao thông của CSGT được quy định tại Điều 10 Thông tư 32 gồm có:

(1) Tuần tra, kiểm soát cơ động bằng cách di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công.

(2) Kiểm soát tại Trạm CSGT hoặc tại một điểm trên đường.

(3) Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm hoặc tại Trạm CSGT.

Tất cả các hình thức tuần tra, kiểm soát giao thông kể trên đều phải thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với việc tuần tra, kiểm soát giao thông tại một điểm trên đường, Thông tư 32 yêu cầu phải lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.

Như vậy, CSGT có thể lập chốt kiểm soát giao thông tại bất cứ đoạn đường nào đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thông thường, CSGT sẽ lập chốt tại các đoạn đường thường xuyên xảy ra vi phạm, các điểm nóng giao thông để kịp thời giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giao thông.

CSGT được lập chốt ở đâu?
CSGT được lập chốt ở đâu? (Ảnh minh họa)


2. Lập nhóm Facebook, Zalo báo chốt CGST bị phạt thế nào?

Thông tư 67/2019/TT-BCA cho phép nhân dân giám sát hoặt động của lực lượng CSGT trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Tuy nhiên, người dân không được tùy tiện đưa các thông tin, hình ảnh CSGT đang thực hiện nhiệm vụ lên các mạng xã hội, đăng tin trong các hội nhóm.

Lập nhóm báo chốt CSGT bị phạt thế nào?
Lập nhóm báo chốt CSGT bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Trường hợp lập nhóm Facebook, Zalo và đưa các thông tin, hình ảnh về chốt CSGT lên đó, người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Lỗi vi phạm được xác định ở đây là hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật. Mức phạt đặt ra đối với cá nhân báo chốt CGST là từ 05 đến 10 triệu đồng (theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).


3. Thấy chốt CSGT, gọi điện báo cho bạn bè có bị phạt?

Khi thấy CSGT đang lập chốt xử phạt giao thông trên đường, nhiều người đã dừng xe nhấc máy gọi hoặc nhắn tin cho bạn bè hoặc ra báo hiệu cho người đi đường khác. Để biết hành vi này liệu có bị xử phạt hành chính hay không cần căn cứ vào các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản liên quan.

Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật xử phạt vi phạm hành chính đã nêu rõ “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định”

Trong khi đó, pháp luật lại không có quy định nào cấm việc gọi điện, báo tin cho người khác về địa điểm lập chốt CSGT; đồng thời cũng không có điều khoản nào quy định về mức phạt đối với hành vi này.

Do đó, hành vi gọi điện, nhắn tin cho bạn bè báo địa điểm lập chốt CSGT sẽ không bị phạt.

Thực chất của hành vi báo tin này cũng chỉ muốn người thân, bạn bè hoặc người đi đường khác tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn giao thông, hạn chế các nguy cơ tai nạn về người và tài sản khi tham gia giao thông.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Báo chốt CSGT bị phạt thế nào?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.