Người đại diện theo pháp luật là ai trong các loại hình doanh nghiệp?

Trong cơ cấu tổ chức của mỗi loại hình doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật sẽ kiêm các chức danh lãnh đạo khác nhau. Họ tham gia giải quyết các vấn đề trong nội bộ cũng như các giao dịch phát sinh bên ngoài công ty.


Một số đặc điểm chính của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật là chức danh bắt buộc phải có trong các công ty. Căn cứ Điều 12, 13 Luật Doanh nghiệp 2020, có thể liệt kê một số đặc điểm chính của người đại diện theo pháp luật trong công ty như sau:

Tiêu chí

Nội dung

Vai trò

- Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp;

- Đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Số lượng

- Mỗi công ty phải có 01 người đại diện pháp luật;

- Công ty TNHH và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật;

- Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất 01 người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

Cơ sở pháp lý

- Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

Trách nhiệm

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.

Người đại diện theo pháp luật (Ảnh minh hoạ)

Người đại diện theo pháp luật là ai trong doanh nghiệp?

Loại hình công ty

Chức danh là người đại diện theo pháp luật

Căn cứ pháp lý

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc.

- Trường hợp Điều lệ công ty không quy định: Chủ tịch Hội đồng thành viên

Khoản 3 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020.

Công ty TNHH 1 thành viên

- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc.

- Trường hợp Điều lệ công ty không quy định: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.

Khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020.

Công ty cổ phần

- Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc.

- Trường hợp Điều lệ chưa có quy định: Chủ tịch Hội đồng quản trị.

- Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch Hội đồng quản trị Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020.

Công ty hợp danh

Các thành viên hợp danh

Khoản 6 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020.

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân

Khoản 3 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020.

Như vậy, mỗi công ty có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Quy định về người đại diện theo pháp luật sẽ được thể hiện chi tiết trong Điều lệ công ty.

>> 4 điểm mới về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp từ 2021

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.