Số 46.2015 (758) ngày 01/12/2015

 

SỐ 46 (758) - THÁNG 12/2015

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

 

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong số này:

XUẤT NHẬP KHẨU

 

XUẤT NHẬP KHẨU

1

2026/QĐ-TTg

Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

 

* Tăng cường kiểm tra chuyên ngành với hàng xuất nhập khẩu

Trang 2

TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG

 

TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG

 

2

30/CT-TTg

Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm soát dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường

 

* Đến năm 2020, loại bỏ công nghệ, thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng

Trang 2

3

43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT

Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra

 

* Hướng dẫn đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra

Trang 3

Y TẾ-SỨC KHỎE

 

Y TẾ-SỨC KHỎE

 

4

43/2015/TT-BYT

Thông tư 43/2015/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện

 

* Nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện

Trang 3

GIAO THÔNG

 

GIAO THÔNG

 

5

2055/QĐ-TTg

Quyết định 2055/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

 

* Đến 2020, thị phần vận tải hành khách công cộng TP.HCM từ 20 - 25%

Trang 3

6

2053/QĐ-TTg

Quyết định 2053/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

 

* Đến 2020, vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội đáp ứng đến 25% nhu cầu

Trang 4

7

4083/QĐ-BGTVT

Quyết định 4083/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Đề án Xây dựng phần mềm quản lý hoạt động bến xe khách

 

* Từ 2020, áp dụng phần mềm quản lý bến xe khách trên cả nước

Trang 4

CÁN BỘ-CÔNG CHỨC-VIÊN CHỨC

 

CÁN BỘ-CÔNG CHỨC-VIÊN CHỨC

 

8

2052/QĐ-TTg

Quyết định 2052/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước của các cơ quan hành chính Nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2016

 

* Năm 2016, biên chế công chức Nhà nước là 272.952

Trang 4

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

9

59/2015/QĐ-TTg

Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

 

* Các tiêu chí xác định hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2016 - 2020

Trang 5

10

57/2015/QĐ-TTg

Quyết định 57/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên

 

* Thanh niên tình nguyện được hưởng chính sách như thương binh, liệt sĩ

 

11

99/2015/QH13

Nghị quyết 99/2015/QH13 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016

 

* Từ 5/2016, tăng 5% lương cơ sở đối với cán bộ, công chức

Trang 5

CÔNG NGHIỆP

 

CÔNG NGHIỆP

 

12

41/2015/TT-BCT

Thông tư 41/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương

 

* Bộ Công Thương ban hành Danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Trang 6

TƯ PHÁP-HỘ TỊCH

 

TƯ PHÁP-HỘ TỊCH

 

13

28/CT-TTg

Chỉ thị 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

 

* Triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Trang 6

 

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 11/2015, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS 11/2015 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

 

Ü Xuất nhập khẩu:

TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH VỚI HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU

Ngày 17/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2026/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu được đề ra tại Đề án này là đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên ngành theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa. Cụ thể, nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành như kiểm tra xác suất hoặc kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa có độ rủi ro thấp, hàng hóa có xuất xứ từ các nước công nghiệp phát triển, hàng hóa của doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật; thực hiện công nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra hàng hóa hoặc giảm thiểu việc kiểm tra chất lượng đối với hàng nhập khẩu từ những quốc

 

gia, khu vực có tiêu chuẩn kỹ thuật cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Úc… và của những nhà sản xuất với các nhãn hiệu nổi tiếng đã được quốc tế thừa nhận để giảm tải cho cơ quan kiểm tra…

Đồng thời, phát triển hệ thống kho, bãi bảo quản hàng hóa tại cửa khẩu để đáp ứng yêu cầu quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu… Ưu tiên đầu tư, máy móc, phương tiện và nguồn nhân lực tại các cửa khẩu quốc tế đường hàng không; cửa khẩu đường biển quốc tế khu vực thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… để thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ về dịch bệnh, truyền nhiễm…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Ü Tài nguyên-Môi trường:

ĐẾN NĂM 2020, LOẠI BỎ CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ TIÊU HAO NHIỀU NĂNG LƯỢNG

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27/11/2015 về việc tăng cường kiểm soát dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

Tại Chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng lộ trình cụ thể để đến năm 2020 loại bỏ các công nghệ, thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng vượt định mức cho phép, lạc hậu, ô nhiễm môi trường thuộc chức năng quản lý của Bộ (áp dụng trong sản xuất gang, thép, thiết bị điện gia dụng…); xây dựng và triển khai chương trình khuyến khích chuyển đổi các trang thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng hiệu suất cao; nghiên cứu bổ sung các sản phẩm mới có khả năng tiết kiệm nhiều năng lượng, trình Thủ tướng trong tháng 03/2016.

 

Về phía Bộ Xây dựng, Thủ tướng yêu cầu chủ trì kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về tiết kiệm năng lượng trong quá trình xây dựng mới và cải tạo lại đối với tòa nhà có quy mô lớn, chiếu sáng công cộng; triển khai áp dụng các giải pháp, công nghệ, thiết bị, vật liệu tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà…

Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao trách nhiệm cấp phép hoạt động khoáng sản cho các dự án phù hợp với tiến độ, giai đoạn sản xuất; yêu cầu các đơn vị khai thác mỏ áp dụng, tuân thủ kỹ thuật khai thác tiên tiến, tận thu tài nguyên khoáng sản, an toàn và bảo vệ môi trường…

 

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA

Ngày 23/11/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra; có hiệu lực từ ngày 30/12/2015.

Theo Thông tư liên tịch này, mức độ thiệt hại về vật chất do thiên tai gây ra được quy định ở 04 mức: Thiệt hại hoàn toàn (bị mất trắng hoặc bị phá hủy, hư hỏng trên 70% không thể khôi phục lại); Thiệt hại rất nặng (bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 50 - 70%); Thiệt hại nặng (bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 30 - 50%); Thiệt hại một phần (bị giảm năng suất hoặc bị hư hỏng dưới 30%).

Việc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra phải được thực hiện phù hợp với thực tế, đáp ứng việc chỉ đạo, điều hành, ứng phó với thiên tai; việc lập báo cáo thống kê thiệt hại phải được thực hiện đúng thẩm quyền; đảm bảo tính khách

 

quan, công khai, minh bạch; phản ánh sát thực tế và mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động thống kê, đánh giá thiệt hại…

Các loại báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra bao gồm: Báo cáo nhanh - thực hiện trước 24 giờ tính từ khi xảy ra thiên tai và được báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai; Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai - thực hiện khi kết thúc đợt thiên tai; Báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai - thực hiện khi kết thúc 06 tháng đầu năm, tổng kết năm về phòng, chống thiên tai; Báo cáo đột xuất - khi cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu… Ngoài việc báo cáo bằng văn bản, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và các Bộ, ngành phải thường xuyên thông tin và báo cáo qua điện thoại khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

Ü Y tế-Sức khỏe:

NHIỆM VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA BỆNH VIỆN

Theo Thông tư số 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện, bệnh viện có trách nhiệm hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám, chữa bệnh.

Các công tác này bao gồm: Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám, chữa bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh; tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện; hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần… cho người

 

bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh…

Cũng theo Thông tư này, bệnh viện phải có Phòng Công tác xã hội thuộc bệnh viện hoặc Tổ Công tác xã hội thuộc khoa khám bệnh hoặc Phòng điều dưỡng hoặc Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện để thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội, tùy theo quy mô giường bệnh, điều kiện về nhân lực, kinh phí và phạm vi hoạt động chuyên môn của bệnh viện.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.

Ü Giao thông:

ĐẾN 2020, THỊ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG TP.HCM TỪ 20 - 25%

Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, tiện lợi; từng bước phát triển vận tải công cộng khối lượng lớn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến và vận tải đa phương thức để nâng cao chất lượng vận tải, giảm chi phí dịch vụ logistics; giảm tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong khai thác vận tải, ngày 23/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2055/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Quy hoạch được thực hiện trên quan điểm tập trung giải quyết các “nút thắt”, khai thác triệt để năng lực kết cấu hạ tầng hiện có; chú trọng công tác bảo trì, tập trung đầu tư đồng bộ các công trình quan trọng bức thiết có vai trò động lực phát triển kinh tế xã hôi…, sao cho đến năm 2020, khối lượng vận tải hành khách đạt khoảng 1.800 - 1.900 triệu lượt khách/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 10% - 11%/năm,
 

 

trong đó khối lượng hành khách qua cảng hàng không đạt khoảng 25 - 26 triệu khách; vận tải hành khách công cộng đảm nhận thị phần từ 20% - 25% đối với TP.HCM và 5% - 10% đối với các thành phố khác trong vùng…

Để đạt được những mục tiêu trên, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, đơn vị liên quan tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ vận tải; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, hiện đại hóa các phương tiện vận tải đường bộ và nâng cao chất lượng dịch vụ bảo đảm tiện nghi, an toàn và bảo vệ môi trường; thiết lập trung tâm điều hành vận tải ở các thành phố lớn, đặc biệt là TP.HCM và trên đường cao tốc; tăng cường công tác kiểm tra tải trọng xe; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng tại đô thị, đặc biệt là vận tải khối lượng lớn.

Quyết định này thay thế Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

ĐẾN 2020, VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
TẠI HÀ NỘI ĐÁP ỨNG ĐẾN 25% NHU CẦU

Ngày 23/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2053/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của vùng là vị trí trung tâm, cửa ngõ chiến lược về đường biển và đường hàng không của cả nước; tăng cường kết nối giữa các phương thức vận tải, đặc biệt là kết nối kết cấu hạ tầng giao thông để hình thành mạng lưới vận tải thông suốt.

Quy hoạch được thực hiện với mục tiêu đến năm 2020, khối lượng vận tải toàn vùng đạt khoảng 500 - 550 triệu tấn hàng hóa và 1.180 - 1.200 triệu hành khách/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 10% - 11%, trong đó, lượng hàng hóa thông qua cảng biển là 115 - 160 triệu tấn/năm; vận tải hành khách công cộng đô thị Hà Nội đạt khoảng 20% - 25%, Hải Phòng và các đô thị khác đạt khoảng 5% -
 

 

10%; 100% đường nông thôn được cứng hóa mặt đường; phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị đạt 16% - 26%.

Theo đó, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ vận tải; đẩy mạnh tái cơ cấu thị phần vận tải, ưu tiên đầu tư cho các phương thức vận tải khối lượng lớn như đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa, nhằm giảm áp lực cho đường bộ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và khai thác các hệ thống giao thông vận tải; triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông; tăng cường công tác kiểm tra tải trọng xe…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 05/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011.

TỪ 2020, ÁP DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ BẾN XE KHÁCH TRÊN CẢ NƯỚC

Bộ Giao thông Vận tải vừa ký Quyết định số 4083/QĐ-BGTVT ngày 17/11/2015 phê duyệt Đề án xây dựng phần mềm quản lý hoạt động bến xe khách, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của bến xe khách; phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của bến xe và hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định tại các bến xe.

Quyết định nêu rõ, các đơn vị kinh doanh bến xe khách phải đầu tư trang thiết bị phần cứng, phần mềm quản lý bến xe, trang thiết bị khác và đường truyền Internet để phục vụ công tác quản lý bến xe khách theo quy định; thực hiện truyền dữ liệu về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam 24/24 giờ theo đúng cấu trúc và giao thức truyền dữ liệu thống nhất theo quy định. Đồng thời, phải cập nhật các

 

thông tin có liên quan của toàn bộ các chuyến xe ra, vào bến khi phương tiện hoạt  động kinh doanh vận tải tại bến, gồm: Biển số xe, loại xe, sức chứa thiết kế; họ tên lái xe; tên doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, điều hành xe; tuyến đường xe chạy; giờ xuất bến theo biểu đồ và giờ xe đến bến, xuất bến thực tế; số lượng hành khách xuất bến.

Dự kiến, từ ngày 01/07/2016, sẽ áp dụng phần mềm quản lý tại tất cả các bến xe khách loại 1 và loại 2; từ ngày 31/12/2016, áp dụng tại các bến xe khách loại 3 và loại 4; từ ngày 01/01/2020, áp dụng tại tất cả các bến xe khách còn lại.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ü Cán bộ-Công chức-Viên chức:

NĂM 2016, BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC LÀ 272.952

Tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước năm 2016 của các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã là 272.952 là nội dung tại Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước của các cơ quan hành chính Nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2016.

Trong đó, biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng

 

Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập là 110.595 biên chế; trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh, cấp huyện là 160.272 biên chế; trong các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài là 1.085 biên chế và số biên chế công chức dự phòng là 1.000.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng quy định tổng biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 686.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 
ÜChính sách kinh tế-xã hội

CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, có hiệu lực từ ngày 05/01/2016.

Cụ thể, hộ nghèo ở khu vực nông thôn được xác định là hộ có thu nhập từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống hoặc có thu nhập trên 700.000 đồng/người/tháng đến 01 triệu đồng/người/tháng và thiếu hụt từ 03 trong số các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, gồm: Tiếp cận dịch vụ y tế; Bảo hiểm y tế; Trình độ giáo dục của người lớn; Tình trạng đi học của trẻ em; Chất lượng nhà ở; Diện tích nhà ở bình quân đầu người; Nguồn nước sinh hoạt; Nhà tiêu hợp vệ sinh; Sử dụng dịch vụ viễn thông; Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.  

Ở khu vực thành thị, hộ nghèo được xác định là hộ có thu nhập từ đủ 900.000

 

đồng/người/tháng trở xuống hoặc có thu nhập trên 900.000 đồng/người/tháng đến 1,3 triệu đồng/người/tháng và thiếu hụt từ 03 chỉ số trên trở lên.

Tiêu chí để xác định hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn là có thu nhập bình quân trên 700.000 đồng/người/tháng đến 01 triệu đồng/người/tháng và thiếu hụt từ 01 - 02 chỉ số; ở khu vực thành thị, hộ có thu nhập bình quân trên 900.000 đồng/người/tháng đến 1,3 triệu đồng/người/tháng và thiếu hụt từ 01 - 02 chỉ số được xác định là hộ cận nghèo.

Về tiêu chí để xác định hộ có mức sống trung bình, Quyết định này quy định hộ có mức sống trung bình ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân trên 01 triệu đồng/người/tháng - 1,5 triệu đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị là từ 1,3 triệu đồng/người/tháng - 1,95 triệu đồng/người/tháng.

THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH
 NHƯ THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ

Đây là nội dung nổi bật tại Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, áp dụng với thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện của các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc từ 24 tháng trở lên hoặc tham gia hoạt động tình nguyện vì cộng đồng và xã hội do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức…

Theo đó, trong quá trình tham gia tình nguyện, thanh niên có hành động dũng cảm bị chết hoặc bị thương thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng sẽ được xem xét, công nhận là liệt sĩ hoặc được hưởng chính sách như thương binh. 

Riêng thanh niên tình nguyện của các chương trình, đề án, dự án sẽ được ký hợp đồng lao động; được hưởng lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp, công tác phí theo

 

quy định; được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong  quá trình tham gia… Sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án, thanh niên tình nguyện được ưu tiên hưởng chính sách về tái định cư ở các vùng kinh tế mới; được hỗ trợ một lần bằng nửa tiền lương tháng hiện hưởng; được ưu tiên xét tuyển khi tuyển sinh vào cao đẳng, đại học và sau đại học…

Thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội không tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hỗ trợ tối thiểu một nửa chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe trong trường hợp bị tan nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30% và được trợ cấp thêm 03 lần mức lương cơ sở nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên... Sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội, thanh niên sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm; được ưu tiên tuyển chọn tham gia các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế xã hội nếu hoạt động từ 03 tháng trở lên…

TỪ 5/2016, TĂNG 5% LƯƠNG CƠ SỞ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Tại Nghị quyết số 99/2015/QH13 thông qua ngày 11/11/2015 về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016, Quốc hội đã nhất trí giao cho Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1,150 triệu đồng/tháng lên 1,210 triệu đồng/tháng (tăng khoảng 5%) từ ngày 01/05/2016, áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đảm bảo thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng. Riêng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công tiếp tục giữ mức đã tăng 8% như đã thực hiện năm 2015.

Bên cạnh đó, từ ngày 01/01/2016, cũng thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động dưới 02 triệu đồng/tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác trước năm 1995 để lương hưu của các đối tượng này đạt mức lương cơ sở. 

Ngoài ra, Quốc hội cũng giao Chính phủ phát hành 60.000 tỷ đồng trái phiếu Chính

 

phủ để đầu tư các dự án, công trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đã được Quốc hội quyết định; sử dụng 40.000 tỷ đồng tiền bán cổ phần sở hữu của Nhà nước tại một số doanh nghiệp để đầu tư phát triển; trường hợp ngân sách Trung ương năm 2015 bị hụt thu, cho phép sử dụng không quá 10.000 tỷ đồng để bán cổ phần sở hữu của Nhà nước nhưng chỉ để cân đối, đáp ứng nhiệm vụ chi đầu tư phát triển; sử dụng 30.000 tỷ đồng đưa vào dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016 để tăng chi đầu tư phát triển.

Ngoài ra, thực hiện việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế để cơ cấu lại nợ trong nước của Chính phủ, trên cơ sở so sánh, phân tích và bảo đảm có lợi cho quốc gia và chỉ thực hiện trong năm 2015, 2016 với tổng mức phát hành tối đa là 3.000 triệu đô la Mỹ…

 

Ü Công nghiệp:

BỘ CÔNG THƯƠNG BAN HÀNH DANH MỤC HÀNG HÓA
 CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương vừa được Bộ này ban hành ngày 24/11/2015 tại Thông tư số 41/2015/TT-BCT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.

Danh mục bao gồm 25 máy, thiết bị đặc thù công nghiệp; 03 loại hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp và 01 sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác có khả năng gây mất an toàn thuộc trách

 

nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. Trong đó, đáng chú ý là: Sản phẩm dệt may các loại; máy nổ mìn điện; thiết bị thông tin phòng nổ; máy phát điện phòng nổ; máy nâng người với chiều cao nâng lớn hơn 2m dùng trong công nghiệp; cần trục, cổng trục, cầu trục dùng trong công nghiệp; tiền chất thuốc nổ…

Thông tư này thay thế Thông tư số 08/2012/TT-BCT ngày 09/04/2012.
 

Ü Tư pháp-Hộ tịch:

TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-TTg về việc triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tại Chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ xác định công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chương trình công tác của Bộ, ngành mình, từ đó tập trung thích đáng các nguồn lực để nâng cao chất lượng đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật theo hướng chuyên nghiệp; điều động, luân chuyển cán bộ, công chức đáp ứng đủ năng lực, trình độ để làm công tác xây dựng pháp luật; ít nhất mỗi năm một lần tổ chức bồi dưỡng nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây
 

 

dựng pháp luật, người làm công tác pháp chế.

Đồng thời, chỉ đạo việc lập, vận hành chuyên mục lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình để tiếp nhận ý kiến đóng góp của cơ quan, tổ chức, cá nhân về chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp được yêu cầu hướng dẫn nghiệp vụ chuyên sâu về xây dựng chính sách, soạn thảo, thẩm định, rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, xử lý, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị hình thức xử lý trách nhiệm đối với các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chủ trì soạn thảo, thẩm định, trình, ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đảm bảo về chất lượng, tiến độ, tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất với hệ thống pháp luật…
 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà IC, 82 phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.