Số 44.2012 (605) ngày 13/11/2012

 

SỐ 44 (605) - THÁNG 11/2012

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong s này:

THUẾ-PHÍ-LỆ PHÍ

 

THUẾ-PHÍ-LỆ PHÍ

1

190/2012/TT-BTC

Thông tư 190/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 66/2009/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam

 

* Tăng 20 USD lệ phí cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Trang 2

TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG

 

TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG

 

2

1660/QĐ-TTg

Quyết định 1660/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2020

 

* Năm 2020, gửi đào tạo nước ngoài 30 - 40 tiến sỹ công nghệ môi trường

Trang 2

Y TẾ-SỨC KHỎE

 

Y TẾ-SỨC KHỎE

 

3

91/2012/NĐ-CP

Nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

 

* Vi phạm an toàn thực phẩm phạt tối đa 100 triệu

Trang 3

GIAO THÔNG

 

GIAO THÔNG

 

4

93/2012/NĐ-CP

Nghị định 93/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô…

 

* Từ 25/12/2012, gắn phù hiệu đối với công-ten-nơ vận tải hàng hóa

Trang 3

GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO-DẠY NGHỀ

 

GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO-DẠY NGHỀ

 

5

39/2012/TT-BGDĐT

Thông tư 39/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục

 

* Trường TCCN hoạt động từ 5 năm trở lên được thành lập phân hiệu

Trang 3

THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG

 

THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG

 

6

17/2012/TT-BTTTT

Thông tư 17/2012/TT-BTTTT về việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai

 

* Tổ chức thông tin liên lạc chỉ đạo phòng, chống thiên tai

Trang 4

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

7

92/2012/NĐ-CP

Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo

 

* Tổ chức tôn giáo được công nhận phải sinh hoạt tôn giáo tối thiểu 23 năm

Trang 4

8

1670/QĐ-TTg

Quyết định 1670/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam

 

* Năm 2022, đầu tư hệ thống đo đếm từ xa cho khách hàng sử dụng điện lớn

Trang 4

9

73/NQ-CP

Nghị quyết 73/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2012

 

* Tăng cường tháo gỡ khó khăn cho kinh doanh, sản xuất

Trang 5

10

1659/QĐ-TTg

Quyết định 1659/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020

 

* Năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 45%

Trang 5

CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

11

90/2012/NĐ-CP

Nghị định 90/2012/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ

 

* Quy định 13 lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Thanh tra Nội vụ

Trang 5

NÔNG NGHIỆP-LÂM NGHIỆP

 

NÔNG NGHIỆP-LÂM NGHIỆP

 

12

49/2012/QĐ-TTg

Quyết định 49/2012/QĐ-TTg sửa đổi Điều 3 của Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh…

 

* Tăng gấp đôi mức hỗ trợ cây trồng bị thiệt hại do thiên tai

Trang 6

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 10/2012, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS10/2012 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:
 

Ü Thuế - Phí - Lệ phí:

 

TĂNG 20 USD LỆ PHÍ CẤP THẺ TẠM TRÚ
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

 

Ngày 09/11/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 190/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 66/2009/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.

Theo đó, Bộ Tài chính quyết định nâng mức thu lệ phí cấp thị thực, thẻ tạm trú cho người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam, trong đó, lệ phí cấp thẻ tạm trú các loại đều tăng thêm 20 USD. Cụ thể, lệ phí cấp thẻ có giá trị đến 01 năm là 80 USD; thẻ có giá trị từ 1 - 2 năm là 100 USD; từ 2 - 3 năm là 120 USD (so với quy định cũ lần lượt là 60, 80, 100 USD). 
 

 

Bên cạnh đó, lệ phí cấp thị thực cũng được điều chỉnh tăng thêm gần 02 lần, cụ thể như: Lệ phí thị thực có giá trị một lần là 45 USD (theo quy định cũ là 25 USD); dưới 01 tháng là 65 USD, dưới 06 tháng là 95 USD (theo quy định cũ là 50 USD)…

Các mức thu lệ phí về cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú khác tại Việt Nam vẫn được giữ nguyên theo Thông tư số 66/2009/TT-BTC, trong đó, lệ phí cấp hộ chiếu mới là 200.000 đồng, cấp lại do bị hư hỏng hoặc mất là 400.000 đồng; gia hạn là 100.000 đồng…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013.
 

Ü Tài nguyên-Môi trường:

 

NĂM 2020. GỬI ĐÀO TẠO NƯỚC NGOÀI
30 - 40 TIẾN SỸ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

 

Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) đến năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 07/11/2012.

Trong đó, Thủ tướng đề ra các mục tiêu cần đạt được của Đề án trong việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực BVMT như: Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực BVMT; gửi đào tạo được 50 - 60 thạc sỹ, 30 - 40 tiến sỹ công nghệ sinh học môi trường ở nước ngoài; đào tạo được 300 - 400 kỹ thuật viên trong nước; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong các hoạt động quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường, hiện đại hóa 03 phòng thí nghiệm chuyên sâu phục vụ công tác đào tạo,
 

 

nghiên cứu…

Ngoài ra, Thủ tướng cũng chỉ rõ 08 nhóm nhiệm vụ ưu tiên thực hiện theo Đề án đến năm 2020, cụ thể: Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực BVMT; nâng cao năng lực cán bộ về công nghệ sinh học môi trường; tăng cường trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng công nghệ sinh học môi trường… Các nhóm nhiệm vụ lần lượt được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
 

Ü Y tế-Sức khỏe:


VI PHẠM AN TOÀN THỰC PHẨM PHẠT TỐI ĐA 100 TRIỆU
 

Ngày 08/11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2012/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) về an toàn thực phẩm (ATTP) trong đó có quy định mức phạt tối đa đối với 01 hành vi VPHC về ATTP là 100 triệu đồng.

Đồng thời, Nghị định quy định các khung phạt đối với từng loại VPHC về ATTP, cụ thể như: Phạt từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thịt hoặc sản phẩm chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y hoặc không đạt yêu cầu để chế biến; phạt từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không đảm bảo ATTP hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ…

Riêng đối với các vi phạm về sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến, thực phẩm, Nghị định quy định mức phạt khá nặng với khung phạt từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng hoặc không có hạn sử dụng; từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng.
 

 

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ, đối với các vi phạm về ATTP ở mức độ nghiêm trọng, nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100 triệu đồng thì phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm.

Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy; tịch thu tang vật, phương tiện để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm… hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do VPHC gây ra; buộc thu hồi, tiêu hủy hoặc tái chế đối với thực phẩm, nguyên liệu, dụng cụ vi phạm…

Nghị định này làm hết hiệu lực một phần của Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005, và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/12/2012
 

Ü Giao thông:

 

TỪ 25/12/2012, GẮN PHÙ HIỆU
ĐỐI VỚI CÔNG-TEN-NƠ VẬN TẢI HÀNG HÓA

 

Đây là nội dung mới quy định tại Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.

Theo đó, từ ngày 25/12/2012, ngoài các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách phải gắn phù hiệu theo quy định hiện hành như: Phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách bằng xe taxi; Nghị định cũng bổ sung thêm trường hợp phải gắn phù hiệu đối với vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ.

Nghị định cũng quy định đơn vị kinh doanh sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép khi vi phạm điều kiện kinh doanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng
 

 

dịch vụ và an toàn vận tải. Cụ thể như: Đơn vị kinh doanh vận tải có 5% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm hành trình; có 20% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm đón, trả khách không đúng nơi quy định hoặc 10% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm quy định về thời gian điều khiển phương tiện.

Cũng theo Nghị định này, các xe ôtô buýt hoạt động trước ngày 25/12/2012 nhưng không có sức chứa từ 17 chỗ ngồi trở lên, có diện tích sàn xe dành cho khách đứng và thiết kế theo quy chuẩn do Bộ Giao thông Vận tải quy định được phép hoạt động đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/12/2012.

 

Ü Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề:

 

TRƯỜNG TCCN HOẠT ĐỘNG TỪ 5 NĂM TRỞ LÊN
ĐƯỢC THÀNH LẬP PHÂN HIỆU

 

Ngày 05/11/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 39/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) tư thục, trong đó có quy định việc thành lập phân hiệu chỉ được thực hiện khi nhà trường đã có thời gian hoạt động giáo dục từ đủ 05 năm trở lên (kể từ ngày quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục có hiệu lực). Phân hiệu của trường TCCN tư thục chịu sự quản lý điều hành của trường TCCN tư thục, không có tư cách pháp nhân độc lập, chịu sự quản lý của sở giáo dục và đào tạo nơi đặt phân hiệu đối với các hoạt động giáo dục.

 

 

Cũng theo Thông tư này, khi sáp nhập, chia, tách và thành lập phân hiệu trường TCCN tư thục ngoài việc phải đảm bảo các quy định tại Điều lệ trường TCCN còn phải được Đại hội đồng cổ đông nhà trường quyết định việc sáp nhập, chia, tách hoặc thành lập phân hiệu của trường và có dự án khả thi trong đó làm rõ việc sử dụng giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường, quyền lợi của học sinh, kế hoạch, thời gian, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách hoặc thành lập phân hiệu; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần.

Thông tư này thay thế Thông tư số 35/2009/TT-BGDĐT ngày 13/12/2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2012.
 

Ü Thông tin-Truyền thông:

 

TỔ CHỨC THÔNG TIN LIÊN LẠC CHỈ ĐẠO
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

 

Ngày 05/11/2012, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 17/2012/TT-BTTTT về việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai.

Theo quy định tại Thông tư này, trong điều kiện bình thường, trước khi có thiên tai hoặc thiên tai không gây ra thiệt hại ảnh hưởng đến hoạt động mạng bưu chính, viễn thông công cộng hoặc sau khi đã khắc phục được thiệt hại thì thông tin liên lạc từ trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương (Ban Chỉ đạo PCLBTW) đến Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn (Ban Chỉ huy PCLB-TKCN) các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đảm bảo chủ yếu bằng việc sử dụng dịch vụ của mạng viễn thông di động, cố định mặt đất công cộng, mạng bưu chính công cộng. Trường hợp thông tin liên lạc di chuyển ra ngoài trụ sở nêu trên thì được đảm bảo chủ yếu bằng việc sử dụng dịch vụ của mạng viễn thông di động mặt đất công cộng.
 

 

Riêng đối với các khu vực thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mạng bưu chính, viễn thông công cộng, thông tin liên lạc từ trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo PCLBTW đến trụ sở Ban Chỉ huy PCLB-TKCN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các huyện xảy ra thiên tai được đảm bảo chủ yếu bằng việc sử dụng hệ thống viễn thông cố định vệ tinh (VSAT) chuyên dùng và hệ thống viễn thông vô tuyến điện chuyên dùng.

Việc tổ chức, và đảm bảo thông tin liên lạc nêu trên phải đảm bảo các nguyên tắc như: Đảm bảo thông tin liên lạc phòng, chống thiên tai với ưu tiên cao nhất, an toàn, tin cậy, nhanh chóng; khai thác, sử dụng mạng viễn thông chuyên dùng phòng, chống thiên tai đúng mục đích và hiệu quả…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2012.

 

Ü Chính sách kinh tế-xã hội:

 

TỔ CHỨC TÔN GIÁO ĐƯỢC CÔNG NHẬN
PHẢI SINH HOẠT TÔN GIÁO TỐI THIỂU 23 NĂM

 

Ngày 08/11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo đó, Chính phủ quy định tổ chức muốn được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo phải có đủ các điều kiện như: Có sinh hoạt tôn giáo ổn định từ 20 năm trở lên kể từ ngày UBND cấp xã chấp nhận sinh hoạt tôn giáo, không vi phạm các quy định về tín ngưỡng, tôn giáo; có giáo lý, giáo luật, lễ nghi, đường hướng hành đạo và hoạt động gắn bó với dân tộc; không thuộc hoặc trùng tên tổ chức tôn giáo đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận; có người đại diện là công dân Việt Nam…

Đồng thời, Nghị định cũng quy định thời hạn để công nhận tổ chức tôn giáo là 03 năm kể từ ngày được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo mà không vi phạm các quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức tôn giáo vi phạm quy định về an ninh quốc gia, trật tự công cộng, tính mạng, sức khỏe, tài sản người khác… thì sẽ
 

 

không được xét công nhận mà phải đăng ký lại và xin xét công nhận sau 01 năm tiếp theo.

Như vậy, thời gian sinh hoạt tôn giáo tối thiểu của tổ chức tôn giáo muốn được công nhận phải là 23 năm. Chủ thể có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo là Thủ tướng Chính phủ đối với tổ chức có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố; chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với tổ chức có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cũng theo Nghị định này, Chính phủ yêu cầu người đại diện hoặc ban quản lý các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi bản đăng ký hoạt động tôn giáo diễn ra vào năm sau đến UBND cấp xã trước ngày 15/10 hàng năm.

Nghị định này thay thế Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013.

 

NĂM 2022, ĐẦU TƯ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM TỪ XA
CHO KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG ĐIỆN LỚN

 

Đây là một trong những mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đã đề ra tại Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 phê duyệt Đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam.

Theo đó, nhằm mục đích đến năm 2022, hệ thống đo đếm từ xa được đầu tư hoàn chỉnh tới tất cả các khách hàng sử dụng điện lớn; nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm 10% chỉ số tần suất mất điện trung bình của hệ thống; nâng cao khả năng dự báo nhu cầu phụ tải điện và lập kế hoạch cung cấp điện, hạn chế việc tiết giảm điện do thiếu nguồn thông qua cơ chế dịch chuyển phụ tải đỉnh trong giờ cao điểm hoặc trường hợp khẩn cấp…, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị có liên quan

 

triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chính.

Cụ thể như: Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam; tổ chức thực hiện, xây dựng và phát triển đề án tại Việt Nam theo đúng lộ trình đã được phê duyệt; tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và vận hành hệ thống Lưới điện Thông minh trong tương lai; tổ chức thực hiện các dự án thí điểm ở Việt Nam phù hợp với các giai đoạn phát triển Lưới điện Thông minh được duyệt…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

 

TĂNG CƯỜNG THÁO GỠ KHÓ KHĂN
CHO KINH DOANH, SẢN XUẤT

 

Ngày 07/11/2012, tại phiên họp thường kỳ tháng 10/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP, yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ, đồng thời tiếp tục phát huy những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển; khuyến khích sản xuất đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, các hoạt động dịch vụ có giá trị tăng cao.

Đồng thời, Chính phủ cũng nhấn mạnh yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2012.

 

Trong đó, tập trung những giải pháp như: Tăng cường dự trữ ngoại tệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh và nhân dân về ngoại tệ trong những tháng cuối năm 2012; ưu tiên vốn cho phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hạn chế việc đi công tác nước ngoài; tiếp tục đẩy mạnh việc giải ngân các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ; phối hợp chặt chẽ trong quản lý, điều hành giá thị trường, giá cả; bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là giá thực phẩm trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, đẩy giá lên cao…
 

 

NĂM 2020, TỶ LỆ ĐÔ THỊ HÓA TOÀN QUỐC ĐẠT 45%

 

Đây là một trong những mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020.

Theo đó, nhằm mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 45%, hệ thống đô thị đảm bảo chất lượng phù hợp với loại đô thị và cấp quản lý hành chính đô thị, bao gồm 02 đô thị loại đặc biệt, 312 đô thị từ loại I đến loại IV và khoảng trên 620 đô thị loại V; tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch và tiêu chuẩn cấp nước tại các đô thị loại đặc biệt đến loại IV đạt 90%; 100% chất thải rắn nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường…, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra một số nhiệm vụ chiến lược cho các đơn vị, ban ngành có liên quan.
 

 

Cụ thể như: Triển khai tổ chức lập và thực hiện các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đối với các khu vực đô thị hiện hữu; bảo tồn tôn tạo các khu vực di sản đô thị; xây dựng cải tạo, tái phát triển và nâng cao chất lượng các khu vực đô thị cũ; thực hiện di dời các cơ sở công nghiệp, công sở, đào tạo… trong nội thị theo lộ trình, đảm bảo không tăng quy mô dân số khu vực trung tâm (đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), ưu tiên phát triển các không gian phục vụ công cộng đô thị tại các khu vực này; phát triển mạng lưới khung giao thông quốc gia kết nối hệ thống đô thị trung tâm các cấp và các khu vực là động lực tăng trưởng cấp quốc gia…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
 
Ü Cơ cấu tổ chức:

 

QUY ĐỊNH 13 LĨNH VỰC THUỘC THẨM QUYỀN
CỦA THANH TRA NỘI VỤ

 

Ngày 05/11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2012/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của các cơ quan, cá nhân thực hiện chức năng thanh tra ngành Nội vụ.

Theo đó, Chính phủ quy định 13 lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Thanh tra Nội vụ; trong đó, Thanh tra Bộ Nội vụ có thẩm quyền thanh tra chuyên ngành trong 11 lĩnh vực bao gồm: Thanh tra hành chính; tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp, quản lý biên chế Nhà nước; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; tiền lương; tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ Nhà nước; công tác thanh niên… Riêng lĩnh vực thi đua, khen thưởng và tôn giáo thuộc thẩm quyền của Thanh tra Sở Nội vụ.

Cũng theo Nghị định, bên cạnh các quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra, Thanh tra Bộ Nội vụ còn thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ
 

 

như: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ; tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Nội vụ thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra…

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định về thời hạn thanh tra, trong đó, cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ Nội vụ, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ tiến hành không được quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày; còn do Thanh tra Sở Nội vụ tiến hành không được quá 30 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013.

 

Ü Nông nghiệp-Lâm nghiệp:

 

TĂNG GẤP ĐÔI MỨC HỖ TRỢ CÂY TRỒNG
BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI

 

Ngày 08/11/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Trong đó, đáng chú ý là quy định tăng gấp đôi mức hỗ trợ đối với cây trồng bị thiệt hại từ 30% trở lên do thiên tai, dịch bệnh.

Cụ thể, tăng mức hỗ trợ đối với diện tích gieo cấy lúa thuần bị thiệt hại hơn 70% từ 01 triệu đồng/hecta lên 02 triệu đồng/hecta; hỗ trợ 03 triệu đồng/hecta đối với diện tích lúa lai bị thiệt hại hơn 70% (mức hỗ trợ theo quy định cũ là 1,5 triệu đồng/hecta); hỗ trợ 04 triệu đồng/hecta đối với diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại hơn 70%, tăng 02 lần so với quy định hiện hành…

 

 

Ngoài việc tăng gấp đôi mức hỗ trợ đối với diện tích lúa, ngô và rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nêu trên, Thủ tướng cũng bổ sung thêm mức hỗ trợ đối với diện tích mạ lúa bị thiệt hại từ 30% trở lên. Cụ thể như: Hỗ trợ lần lượt 30 triệu đồng/hecta; 15 triệu đồng/hecta và 20 triệu đồng/hecta đối với diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại hơn 70%; diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại từ 30% - 70% và diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%...

Cũng theo Quyết định này, mức hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm bị thiệt hại do thiên tai cũng tăng từ 1,5 - 2 lần từ ngày 30/12/2012. Trong đó, đáng chú ý là mức hỗ trợ đối với trâu, bò, ngựa và hươu, nai, cừu, dê tăng lần lượt từ 02 triệu đồng/con và 01 triệu đồng/con lên 04 triệu đồng/con và 02 triệu đồng/con…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/12/2012.

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.