Số 42.2013 (653) ngày 05/11/2013

SỐ 42 (653) - THÁNG 11/2013

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

 

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong số này:

DOANH NGHIỆP

 

DOANH NGHIỆP

1

151/2013/NĐ-CP

Nghị định 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước

 

* Cơ chế hoạt động Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước

Trang 2

2

149/2013/NĐ-CP

Nghị định 149/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

 

* Quy định Điều lệ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Trang 2

THUẾ-PHÍ-LỆ PHÍ

 

THUẾ-PHÍ-LỆ PHÍ

 

3

150/2013/TT-BTC

Quyết định 150/2013/TT-BTC hướng dẫn về lập, quản lý và việc thực hiện hoàn thuế từ Quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng

 

* Quản lý kinh phí dành cho Quỹ hoàn thuế GTGT

Trang 3

LAO ĐỘNG-TIỀN LƯƠNG-PHỤ CẤP

 

LAO ĐỘNG-TIỀN LƯƠNG-PHỤ CẤP

 

4

30/2013/TT-BLĐTBXH

Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động

 

* Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu do công việc bị pháp luật cấm

Trang 3

Y TẾ-SỨC KHỎE

 

Y TẾ-SỨC KHỎE

 

5

35/2013/TT-BYT

Thông tư 35/2013/TT-BYT quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám, chữa bệnh

 

* Thời gian đình chỉ hoạt động cơ sở khám, chữa bệnh tối đa 12 tháng

Trang 3

GIAO THÔNG

 

GIAO THÔNG

 

6

147/2013/NĐ-CP

Nghị định 147/2013/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng

 

* Tự ý mở cửa thoát hiểm máy bay, phạt đến 20 triệu đồng

Trang 4

GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO-DẠY NGHỀ

 

GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO-DẠY NGHỀ

 

7

148/2013/NĐ-CP

Nghị định 148/2013/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề

 

* Không đăng ký hoạt động dạy nghề, phạt đến 100 triệu đồng

Trang 4

THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG

 

THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG

 

8

75/CT-BTTTT

Chỉ thị 75/CT-BTTTT về việc tăng cường quản lý và phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế

 

* Tăng cường quản lý dịch vụ viễn thông quốc tế

Trang 4

VĂN HÓA-THỂ THAO-DU LỊCH

 

VĂN HÓA-THỂ THAO-DU LỊCH

 

9

07/2013/TT-BVHTTDL

Thông tư 07/2013/TT-BVHTTDL quy định định mức trả công giờ người làm mẫu vẽ trong các trường đào tạo mỹ thuật

 

* Quy định mức trả công cho người làm mẫu vẽ

Trang 5

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

10

117/NQ-CP

Nghị quyết 117/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2013

 

* Duy trì ổn định thị trường vàng 2 tháng cuối năm

Trang 5

11

144/2013/NĐ-CP

Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em

 

* Bỏ con sau khi sinh bị phạt đến 15 triệu đồng

Trang 5

HÀNH CHÍNH

 

HÀNH CHÍNH

12

26/2013/TT-BCT

Thông tư 26/2013/TT-BCT quy định về mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường

 

* Ban hành mẫu ấn chỉ sử dụng trong kiểm tra quản lý thị trường

Trang 6

HÀNG HẢI

 

HÀNG HẢI

13

146/2013/NĐ-CP

Nghị định 146/2013/NĐ-CP công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam

 

* Tàu thuyền đi qua lãnh hải Việt Nam phải treo cờ Việt Nam

Trang 6

NGOẠI GIAO

 

NGOẠI GIAO

14

145/2013/NĐ-CP

Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài

 

* Yêu cầu đối với tổ chức đón tiếp khách nước ngoài

Trang 6

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 10/2013, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS10/2013 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

 

Ü Doanh nghiệp:

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ
VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

Ngày 01/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2013/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước là doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; được Nhà nước đầu tư vốn điều lệ và giao quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển giao và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước gồm

 

07 người; có trách nhiệm quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và hàng năm của Tổng công ty; quyết định việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của Tổng công ty tại các doanh nghiệp; đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài; quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương; xây dựng quy chế quản lý tiền lương, tiền thưởng và chi phí có tính chất lương trong Tổng công ty theo quy định của pháp luật...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2013.


QUY ĐỊNH ĐIỀU LỆ TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Ngày 31/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 149/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

PVN là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, hoạt động theo quy định của pháp luật; có vốn điều lệ khoảng 177.628 nghìn tỷ đồng; có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật, với ngành nghề kinh doanh chính là nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, khí hóa than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước; kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu khí...

Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ có thể tăng lên từ nguồn Quỹ đầu tư
 

 

phát triển của PVN; Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại PVN sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung hoặc chủ sở hữu Nhà nước giao cho PVN thực hiện chức năng chủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của 01 doanh nghiệp khác tham gia làm công ty con hoặc công ty liên kết của PVN.

Việc điều chỉnh tăng vốn điều lệ của PVN do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trường hợp tăng vốn điều lệ, PVN phải tiến hành điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối tài sản, công bố vốn điều lệ và làm các thủ tục điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2013.


 

Ü Thuế-Phí-Lệ phí:


QUẢN LÝ KINH PHÍ DÀNH CHO QUỸ HOÀN THUẾ GTGT

Ngày 29/10/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 150/2013/TT-BTC hướng dẫn về lập, quản lý và việc thực hiện hoàn thuế từ Quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Theo đó, từ ngày 01/01/204, căn cứ dự toán Quỹ hoàn thuế được duyệt, dự kiến chi hoàn thuế GTGT, tình hình thực hiện thu và hoàn thuế GTGT của quý trước, năm trước liền kề của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Thuế thực hiện phân bổ và thông báo hạn mức sử dụng Quỹ hoàn thuế cả năm (có chia ra theo từng quý) cho Cục thuế và cơ quan Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Việc
 

 

phân bổ và thông báo hạn mức sử dụng Quỹ hoàn thuế nêu trên được thực hiện cùng với việc giao dự toán thu ngân sách hàng năm.

Hàng tháng, quý, 06 tháng, năm, Cục thuế phối hợp với Kho bạc Nhà nước cùng cấp tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện hạn mức sử dụng Quỹ hoàn thuế và kết quả thực hiện chi hoàn thuế GTGT về Tổng cục Thuế, tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính đồng gửi các đơn vị liên quan để phối hợp quản lý.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.
 

Ü Lao động-Tiền lương-Phụ cấp:

XỬ LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU
DO CÔNG VIỆC BỊ PHÁP LUẬT CẤM

Ngày 25/10/2013, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

Trong đó, đáng chú ý là quy định về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do công việc bị pháp luật cấm. Theo đó, trường hợp không giao kết được hợp đồng lao động mới với người lao động khi hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do công việc bị pháp luật cấm, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động một khoản tiền do 02 bên thỏa thuận nhưng ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng 01 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng đối với địa bàn nơi người sử dụng lao động đặt cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc đơn vị, chi nhánh mà người lao động làm việc.

Trường hợp người lao động đã có thời gian làm việc cho người sử dụng lao động theo các hợp đồng lao động khác trước đó từ đủ 12 tháng trở lên mà chưa được
 

 

chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, thì ngoài khoản tiền được chi trả nêu trên, người lao động còn được hưởng trợ cấp thôi việc đối với thời gian đã làm việc cho người sử dụng lao động theo các hợp đồng lao động trước đó.

Cũng theo Thông tư này, thời hạn hợp đồng lao động đối với người nước ngoài được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn Nhà nước do hai bên xác định trong khoảng thời gian từ đủ 12 - 36 tháng, nhưng tối đa không quá thời hạn của Giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Hết thời hạn, người sử dụng lao động và người được thuê làm giám đốc có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động 01 lần thông qua ký kết phụ lục hợp đồng lao động nhưng tối đa không quá 12 tháng hoặc không quá thời hạn của Giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (đối với người được thuê là người nước ngoài).

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2013. Các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01/07/2013.
 

Ü Y tế-Sức khỏe:

THỜI GIAN ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG
CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH TỐI ĐA 12 THÁNG

Theo Thông tư số 35/2013/TT-BYT ngày 30/10/2013 của Bộ Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sai sót chuyên môn kỹ thuật hoặc không đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; không có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn hoặc người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đủ 36 tháng phải bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn.

Thời gian đình chỉ hoạt động chuyên môn được ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và khả năng khắc phục của cơ sở đó nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Quá thời gian đình chỉ nêu trên, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa khắc phục
 

 

được sai sót chuyên môn thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở đó hoặc gia hạn thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh nhưng tổng thời gian đình chỉ và thời gian gia hạn đình chỉ tối đa không quá 12 tháng.

Riêng đối với cơ sở khám, chữa bệnh bị đình chỉ hoạt động chuyên môn 12 tháng, nếu đủ thời gian đình chỉ mà cơ sở đó không khắc phục được sai sót chuyên môn kỹ thuật sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động (trường hợp bị đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn) hoặc phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép hoạt động để thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn (trường hợp bị đình chỉ một phần hoạt động chuyên môn).

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013.

 

Ü Giao thông:

TỰ Ý MỞ CỬA THOÁT HIỂM MÁY BAY,
PHẠT ĐẾN 20 TRIỆU ĐỒNG

Ngày 30/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, quy định phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi mở cửa thoát hiểm tàu bay trái quy định.

Mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng này cũng được áp dụng đối với các cá nhân có hành vi xâm nhập trái phép vào tàu bay; hành hung thành viên tổ bay, hành khách trên tàu bay; đưa công cụ hỗ trợ, chất dễ cháy, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, súng săn và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, lên tàu bay trái quy định; sử dụng thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay không đúng theo giấy phép sử dụng đã được cấp.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các vi phạm quy định về an ninh hàng không. Cụ thể, phạt tiền từ 500.000 đồng đến
 

 

01 triệu đồng đối với cá nhân không tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên an ninh hàng không khi ở trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay; phạt tiền lần lượt từ 03 - 05 triệu đồng; 05 - 10 triệu đồng và 20 - 30 triệu đồng đối với các nhân có hành vi gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng; đánh bạc hoặc để người khác lợi dụng trụ sở hoặc trên phương tiện trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc trên tàu bay đánh bạc và tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013 và thay thế Nghị định số 60/2010/NĐ-CP ngày 03/06/2010.
 

Ü Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề:

KHÔNG ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ,
PHẠT ĐẾN 100 TRIỆU ĐỒNG

Đây là nội dung quy định tại Nghị định số 148/2013/NĐ-CP ngày 30/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề.

Cụ thể, mức phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng; 60 - 80 triệu đồng và 80 - 100 triệu đồng lần lượt được áp dụng đối với tổ chức đào tạo nghề mà chưa đăng ký hoạt động dạy nghề ở các trình độ sơ cấp nghề; trung cấp nghề và cao đẳng nghề với cơ quan có thẩm quyền; phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng đối với tổ chức không đăng ký hoạt động dạy nghề với các trường hợp bổ sung nghề đào tạo, trình độ đào tạo; chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất cơ sở dạy nghề; thay đổi cơ quan chủ quản, chủ đầu tư của cơ sở dạy nghề; thành lập phân hiệu hoặc cơ sở đào tạo mới; mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng giáo viên, giảng viên dạy thêm giờ vượt quá 50% số giờ tiêu chuẩn của năm học và hành vi làm lộ hoặc làm mất đề thi lần lượt là 10 - 15 triệu đồng và 20 - 25 triệu đồng...
 

 

Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức còn có thể bị thu hồi quyết định thành lập, cho phép thành lập; đình chỉ hoạt động đào tạo nghề có thời hạn từ 01 - 03 tháng; buộc khôi phục quyền lợi học tập cho người học, hoàn trả cho người học các khoản đã thu; buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển...

Trường hợp hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề xảy ra trước ngày 01/07/2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

Nghị định này thay thế Nghị định 116/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013.


 

Ü Thông tin-Truyền thông:


TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG QUỐC TẾ

Ngày 31/10/2013, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Chỉ thị số 75/CT-BTTTT về tăng cường quản lý và phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế.

Tại Chỉ thị này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu Cục Viễn thông, Thanh tra Bộ và các doanh nghiệp viễn thông thường xuyên theo dõi và cập nhật đầy đủ tình hình biến động giá cước dịch vụ viễn thông quốc tế của Việt Nam, của khu vực và quốc tế để có những dự báo kịp thời giúp doanh nghiệp điều chỉnh giá cước dịch vụ viễn thông quốc tế phù hợp với thị trường; đăng ký với Cục Viễn thông trước khi điều chỉnh giá cước thu khách hàng hoặc khuyến mại theo quy định; ban hành và thực hiện giá cước trên cơ sở giá thành, cung cầu trên thị trường và mặt bằng giá cước trong khu vực và quốc tế; phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an để phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định
 

 

của pháp luật các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái phép và trộm cắp cước dịch vụ viễn thông quốc tế...

Đồng thời, nghiêm cấm việc bán phá giá, chiết khấu, khuyến mại, chi hoa hồng dẫn tới giá cước thanh toán quốc tế thấp hơn giá cước thông thường của dịch vụ viễn thông quốc tế và tỷ lệ bán phá giá do Cục Viễn thông công bố theo từng thời kỳ, gây mất ổn định thị trường; nghiêm cấm việc bù chéo dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông quốc tế cả chiều đi và chiều về, khi đàm phán với các đối tác nước ngoài cần cân đối giữa giá cước thanh toán quốc tế chiều đi và giá cước thanh toán quốc tế chiều về trên nguyên tắc không bù chéo dịch vụ và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
 

Ü Văn hóa-Thể thao-Du lịch:


QUY ĐỊNH MỨC TRẢ CÔNG CHO NGƯỜI LÀM MẪU VẼ

Ngày 01/11/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 07/2013/TT-BVHTTDL quy định định mức trả công giờ người làm mẫu vẽ trong các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp có đào tạo mỹ thuật hoặc có tham gia đào tạo các ngành học về mỹ thuật.

Theo đó, mức trả công giờ người làm mẫu vẽ theo từng tiết học (01 tiết học tương đương 45 - 50 phút) được quy định như sau: Tư thế ngồi, nằm, đứng (có quần áo) lần lượt là 40.000 đồng, 45.000 đồng, 55.000 đồng/tiết đối với nam và 45.000 đồng, 50.000 đồng, 60.000 đồng/tiết đối với nữ; tư thế ngồi, nằm, đứng (không có quần áo) lần lượt là 45.000 đồng, 50.000 đồng, 65.000 đồng đối với nam và 55.000 đồng, 65.000 đồng, 75.000 đồng/tiết đối với nữ.

 

 

Đồng thời, ngoài mức tiền công nêu trên, vào mùa đông (tính từ ngày 05/10 năm trước đến ngày 31/03 năm sau) mỗi người mẫu vẽ được hưởng thêm 15.000 đồng/tiết học đối với trường hợp có quần áo và 25.000 đồng/tiết đối với trường hợp không có quần áo.

Cũng theo Thông tư này, nguồn kinh phí trả công giờ người làm mẫu vẽ được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ sở đào tạo mỹ thuật. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo mỹ thuật có thể khai thác các nguồn thu hợp pháp khác để trả công giờ người làm mẫu vẽ cao hơn so với quy định nêu trên.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014 và thay thế Thông tư 156/1999/TT-BVHTT ngày 26/10/1999.
 

Ü Chính sách kinh tế-xã hội:


DUY TRÌ ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG VÀNG 2 THÁNG CUỐI NĂM

Ngày 01/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 117/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2013.

Tại phiên họp, Chính phủ đã khẳng định tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiềm chế; lãi suất ngân hàng giảm; tỷ giá ngoại tệ và thị trường ngoại hối ổn định; nợ xấu được tích cực xử lý... Đồng thời, cũng đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trong 02 tháng cuối năm để nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 đạt kết quả cao nhất, hoàn thành nhiệm vụ bản lề của Kế hoạch 05 năm 2011 - 2015.

 

Cụ thể như: Xử lý nợ xấu có hiệu quả thực chất; duy trì ổn định tỷ giá ngoại tệ và thị trường vàng; tăng cường thực hiện các biện pháp chống nợ đọng thuế; kiểm tra, xử lý các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, giả mạo hồ sơ giấy tờ để chiếm đoạt thuế; tăng cường kiểm tra quy chuẩn kỹ thuật của các công trình xây dựng, trong đó lưu ý các hồ chứa và các công trình xây dựng khác bị ảnh hưởng của các trận bão, lũ vừa qua, có biện pháp chủ động phòng tránh sự cố xảy ra; chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên đán, tránh để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu, gây sốt giá...

 


BỎ CON SAU KHI SINH BỊ PHẠT ĐẾN 15 TRIỆU ĐỒNG

Đây là nội dung của Nghị định số 144/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 29/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Cụ thể, mức phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng được áp dụng đối với trường hợp bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh; cha mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định; cha, mẹ, người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Trong các trường hợp này, ngoài phạt tiền, cha mẹ, người nuôi dưỡng còn buộc phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.

 

 

Bên cạnh đó, mức phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng và từ 03 - 05 triệu đồng lần lượt được áp dụng đối với các hành vi: Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi; cha mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em trẻ em đi lang thang kiếm sống và hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.

Nghị định cũng chỉ rõ, hành vi từ chối tuyển dụng người khuyết tật đủ tiêu chuẩn vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng; hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật; cản trở quyền kết hôn; quyền nuôi con của người khuyết tật; cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng và tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội bị phạt từ 03 - 05 triệu đồng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013 và thay thế Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011.
 

Ü Hành chính:

BAN HÀNH MẪU ẤN CHỈ SỬ DỤNG
TRONG KIỂM TRA QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Ngày 30/10/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 26/2013/TT-BCT quy định về mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường.

Thông tư bao gồm các mẫu ấn chỉ sử dụng trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các mẫu văn bản khác sử dụng chung cho hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính như: Quyết định khám người theo thủ tục hành chính; biên bản khám người theo thủ tục hành chính; quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính; biên bản bán hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng; biên bản vi phạm hành chính... Các ấn chỉ nêu trên được cơ quan Quản lý thị trường các cấp sử dụng để lập hồ sơ các vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước được pháp luật giao thẩm quyền
 

 

 xử phạt vi phạm hành chính.

Đồng thời, Thông tư cũng có quy định chi tiết về các hành vi bị cấm, cụ thể như: Sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong ấn chỉ đã lập làm sai lệch hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính nhằm mục đích vụ lợi; tự ý trao đổi, mua, bán, vay, mượn hoặc làm mất, làm hư hỏng ấn chỉ được cấp phát; in và tổ chức in, phát hành ấn chỉ; sử dụng ấn chỉ không đúng quy định của pháp luật để lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính; ghi ấn chỉ, lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trái với quy định của pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.

 

Ü Hàng hải:


TÀU THUYỀN ĐI QUA LÃNH HẢI VIỆT NAM PHẢI TREO CỜ VIỆT NAM

Ngày 30/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2013/NĐ-CP công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.

Trong đó, đáng chú ý là quy định tàu thuyền khi đi qua lãnh hải Việt Nam phải treo quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh cột cao nhất, đi liên tục, nhanh chóng và thực hiện đầy đủ các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, trừ trường hợp gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích phải cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn.

Trường hợp tàu thuyền đi qua lãnh hải Việt Nam nhưng không vào nội thủy Việt Nam, thuyền trưởng phải thông báo cho Cảng vụ Hàng hải khu vực tàu đi qua bằng các phương tiện thông tin liên lạc phù hợp. Nội dung thông báo bao gồm: Tên, quốc tịch, số IMO của tàu thuyền; chiều dài, chiều rộng, chiều cao và màu sơn
 

 

mạn tàu; số lượng và loại hàng hóa chở trên tàu thuyền; số lượng thuyền viên, hành khách và những người khác đi theo tàu; tên cảng rời cuối cùng và cảng đến gần nhất; yêu cầu sự hỗ trợ, chỉ dẫn (nếu có).

Cũng theo Nghị định này, tổ chức, cá nhân trước khi tiến hành hoạt động khảo sát, thăm dò, xây dựng công trình, thiết lập vành đai an toàn của công trình hoặc các hoạt động khác trên tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Giao thông Vận tải. Khi hết hạn sử dụng, các thiết bị, công trình này phải được tháo dỡ. Trường hợp chưa kịp tháo dỡ vì lý do kỹ thuật hoặc bất khả kháng phải thông báo Cảng vụ Hàng hải khu vực biết về vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu và phải lắp đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải theo quy định.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.
 

Ü Ngoại giao:


YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐÓN TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI

Ngày 29/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 145/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân...

Theo đó, việc tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài phải chú trọng yêu cầu chính trị, đối ngoại, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước tổ chức quốc tế. Mức độ và nghi lễ đón, tiếp các đoàn khách nước ngoài thực hiện trên cơ sở yêu cầu của chuyến thăm và nguyên tắc đối đẳng do cơ quan chủ trì tổ chức đón, tiếp kiến nghị.

Đối với các đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm cấp Nhà nước, thăm

 

chính thức, làm việc, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan chủ trì đón, tiếp có tặng phẩm tặng Trưởng đoàn khách và phu nhân (phu quân) đi cùng (nếu có). Tặng phẩm phải là sản phẩm do Việt Nam sản xuất, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Trường hợp đặc biệt, có tặng phẩm tặng thành viên chính thức và quan chức tùy tùng.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định, việc tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua phải bảo đảm an toàn, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, mang ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng; gắn với các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương và đất nước...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/12/2013.
 

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.