Số 21.2012 (582) ngày 05/06/2012

 

SỐ 21 (582) - THÁNG 06/2012

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong s này:

CHÍNH PHỦ

 

1

651/QĐ-TTg

Quyết định 651/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học trong chiến tranh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020…

 

* Đến năm 2015, 100% người tham gia kháng chiến được hưởng chính sách ưu đãi

Trang 2

2

24/2012/QĐ-TTg

Quyết định 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020

 

* Giảm vốn ngân sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng

Trang 2

3

23/2012/QĐ-TTg

Quyết định 23/2012/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước tại xã, phường, thị trấn

 

* Tăng 2 - 3m2 diện tích làm việc cho cán bộ cấp xã

Trang 2

4

14/NQ-CP

Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5 năm 2012

 

* Chính phủ ưu tiên khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế

Trang 3

5

18/CT-TTg

Chỉ thị 18/CT-TTg triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và đẩy mạnh đào tạo giai đoạn 2011 - 2015…

 

* Buộc công khai tài chính, năng lực giảng dạy của cơ sở đào tạo

Trang 3

6

630/QĐ-TTg

Quyết định 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020

 

* Đến năm 2020, kiểm định chất lượng tất cả các trung tâm dạy nghề kiểu mẫu

Trang 3

7

629/QĐ-TTg

Quyết định 629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

 

* Đến năm 2015, ít nhất 80% hộ gia đình là gia đình văn hóa

Trang 4

8

47/2012/NĐ-CP

Nghị định 47/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công đối với cách mạng

 

* Tăng 234.000 đồng chuẩn trợ cấp đối với người có công

Trang 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

9

18/2012/TT-BGDĐT

Thông tư 18/2012/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ngành nghệ thuật, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật

 

* Giảng viên ngành nghệ thuật làm việc không quá 440 giờ/năm

Trang 4

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

 

 

10

1207/QĐ-BGTVT

Quyết định 1207/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sử dụng Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET

 

* Từ ngày 01/07, cấp Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET

Trang 5

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

 

 

11

896/QĐ-BTTTT

Quyết định 896/QĐ-BTTTT phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011 - 2020

 

* Quy hoạch phát triển nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông đến năm 2020

Trang 5

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 05/2012, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS05/2012 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

ĐẾN NĂM 2015, 100% NGƯỜI THAM GIA KHÁNG
CHIẾN ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI

Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đã đề ra trong Quyết định số 651/QĐ-TTg ngày 01/06/2012 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Nhằm mục tiêu 100% người tham gia kháng chiến và con cháu của họ bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chính sách ưu đãi người có công; các hộ gia đình nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn được trợ cấp đời sống và bảo hiểm y tế; quản lý thai nghén cho trên 95% thai phụ tại các vùng ô nhiễm nặng và nạn nhân chất độc hóa học; trồng mới 300.000 hecta rừng trên vùng đất trống trọc do chất độc hóa học…, Thủ tướng đã giao một số nhiệm vụ chính cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng và các đơn vị có liên quan.

Cụ thể, thử nghiệm các công nghệ có khả năng xử lý triệt để Dioxin trong đất và

 

trầm tích; tiến hành xử lý đất và bùn bị nhiễm Dioxin tại các sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa, Phù Cát và các điểm mới phát hiện có nồng độ Dioxin cao quá ngưỡng cho phép; hoàn thiện chính sách và chế độ trợ giúp nạn nhân chất độc hóa học; xây dựng Trung tâm nghiên cứu chất độc hóa học/Dioxin Việt Nam dựa trên nguồn lực của phòng phân tích Dioxin và Văn phòng Ban Chỉ đạo 33 thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường…

Nhà nước đảm bảo các nguồn lực cần thiết, đồng thời vận động sự đóng góp của cộng đồng trong và ngoài nước; tạo cơ sở pháp lý và môi trường thuận lợi để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức từ thiện - nhân đạo, các tổ chức quốc tế, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ nước ngoài tham gia thực hiện Kế hoạch hành động này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2012.

GIẢM VỐN NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG

Ngày 01/06/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020.

Tại Quyết định, Thủ tướng nêu rõ, Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất thiết yếu và bảo đảm chi phí cho hoạt động của bộ máy quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn, theo dõi giám sát đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền giáo dục bảo vệ rừng, cải thiện đời sống người dân trong rừng đặc dụng và vùng đệm.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ môi trường rừng, kinh doanh du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng phù hợp với quy định của pháp luật, nhằm tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí, nâng cao thu nhập

 

của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thay thế dần đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Việc ban hành chính sách đầu tư, cơ chế phát triển rừng đặc dụng nhằm tăng hiệu quả đầu tư; đảm bảo việc giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý các cấp đối với rừng đặc dụng, đồng thời tăng tính chủ động của Ban quản lý rừng đặc dụng trong hoạt động quản lý, kinh doanh các dịch vụ trong rừng đặc dụng nhằm gia tăng nguồn thu tại các khu rừng đặc dụng trên nguyên tắc bảo tồn kết hợp với phát triển...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2012; những quy định trước đây trái với quy định của Quyết định này đều bị bãi bỏ.

TĂNG 2 - 3M2 DIỆN TÍCH LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ CẤP XÃ

Ngày 31/05/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 23/2012/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước tại xã, phường, thị trấn.

Theo Quyết định này, diện tích làm việc tối đa cho 01 chỗ làm việc của các cán bộ, công chức cấp xã tăng khoảng 02 - 03m2/người. Cụ thể, tiêu chuẩn diện tích tối đa cho 01 chỗ làm việc của Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND là 15m2/người (theo quy định trước đây là 10 -12m2/người); của Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 12m2/người (tăng 02m2 so với trước đây); của Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam và công chức làm tư pháp - hộ tịch, tài chính - kế toán… là 10m2/người.

 

Trường hợp 01 cán bộ, công chức giữ nhiều chức danh có quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc thì được áp dụng tiêu chuẩn sử dụng diện tích làm việc cao nhất.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tiêu chuẩn, định mức nêu trên, căn cứ tình hình trụ sở làm việc thực tế của cơ quan cấp xã và khả năng ngân sách địa phương để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý tiến hành bố trí, sắp xếp lại trụ sở làm việc và lập kế hoạch đầu tư xây dựng mới, nâng cấp trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước cấp xã theo quy định của pháp luật.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2012.

CHÍNH PHỦ ƯU TIÊN KHƠI THÔNG DÒNG
VỐN TRONG NỀN KINH TẾ

Ngày 30/05/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 05/2012 diễn ra ngày 27/05/2012.

Theo Nghị quyết này, tình hình kinh tế - xã hội thời gian qua về cơ bản đã có những bước khởi sắc, lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng tháng 05 so với tháng trước chỉ tăng 0,18%, so với tháng 12/2011 chỉ tăng 2,78% thấp nhất trong 03 năm qua. Tình hình sản xuất, kinh doanh đã bắt đầu có dấu hiệu tốt lên; công nghiệp tăng trưởng khá hơn sau khó khăn của 02 tháng đầu năm; xuất khẩu tăng cao, nhập siêu giảm mạnh; doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng khá.

Mặc dù đã đạt được những hiệu quả nhất định trong việc điều hành chính sách vĩ mô, tuy nhiên, Chính phủ vẫn xác định phải tập trung xử lý những vấn đề bức xúc trước mắt song song với giải quyết vấn đề cơ bản lâu dài, bền vững. Trong đó, vấn đề trọng tâm vẫn là tái cấu trúc ngân hàng thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp và khơi thông dòng vốn đầu tư.

Chính phủ đặc biệt chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất,

 

hỗ trợ tích cực để các doanh nghiệp được tiếp cận và hấp thụ vốn, tập trung vốn hỗ trợ cho vay vào các lĩnh vực ưu tiên; đẩy mạnh việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại; khẩn trương trình Chính phủ phương án xử lý nợ xấu để khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế.

Bộ Tài chính có nhiệm vụ đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công, giải ngân nguồn vượt thu cuối năm 2011, các khoản đã tạm dừng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP; giải ngân vốn ODA, FDI; triển khai nhanh việc cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, trạm bơm điện phục vụ nông nghiệp; tiếp tục nghiên cứu phương án giảm thuế cho doanh nghiệp.

Cũng tại phiên họp này, Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến về nội dung báo cáo Quốc hội về việc kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân...

 

BUỘC CÔNG KHAI TÀI CHÍNH, NĂNG LỰC
GIẢNG DẠY CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Thủ tướng Chính phủ vừa ra Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/05/2012 về việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011 - 2015.

Tại Chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành chỉ đạo lồng ghép các mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển nhân lực vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, hàng năm; chỉ đạo xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của Bộ, ngành mình, kết nối với hệ thống dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia.

Các Bộ, ngành cũng cần hướng dẫn các cơ sở đào tạo quản lý thực hiện việc rà soát, đánh giá các điều kiện tổ chức đào tạo, chương trình và kế hoạch phát triển đào tạo; công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn thu, tài chính thu, đội ngũ giáo viên, giảng viên và sớm hoàn thành việc xây dựng, công bố chuẩn đầu ra

 

của các ngành nghề đào tạo.

Các địa phương có nhiệm vụ phối hợp với các Bộ, ngành trong việc phê duyệt các chương trình, dự án trọng điểm phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của địa phương; triển khai có hiệu quả Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân lực, bảo đảm điều kiện về nhà ở, trường học, bệnh viện và các điều kiện khác đáp ứng nhu cầu của người lao động; có chính sách thu hút nhân lực cho các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm.

Cũng theo Chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu các cơ sở đào tạo phải xây dựng kế hoạch tuyển sinh và đào tạo phù hợp; hợp tác với các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ về tài chính, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở thực tập, thực tế cho học sinh, sinh viên...

ĐẾN NĂM 2020, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TẤT CẢ
CÁC TRUNG TÂM DẠY NGHỀ KIỂU MẪU

Ngày 29/05/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 630/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020.

Một trong những mục tiêu cơ bản đến năm 2020 trong chiến lược được phê duyệt là toàn quốc có khoảng 230 trường cao đẳng nghề, trong đó có 40 trường chất lượng cao và tất cả các nghề trọng điểm quốc gia, nghề cấp khu vực, quốc tế; các trường chất lượng cao, trung tâm dạy nghề kiểu mẫu được kiểm định chất lượng….

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55%, tương đương 34,4 triệu người; 150 chương trình, giáo trình trọng điểm quốc gia được bổ sung, chỉnh sửa, ban hành; ban hành 400 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 150 bộ tiêu chuẩn cho các nghề trọng điểm quốc gia; hoàn thiện hệ thống thị trường lao động, gắn kết giữa dạy nghề và việc làm…

 

Chiến lược này là định hướng, làm cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình và đề án phát triển dạy nghề của các Bộ, ngành và các địa phương.

Các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Chiến lược này tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án phát triển dạy nghề thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương; lồng ghép các mục tiêu, quan điểm và giải pháp phát triển của Chiến lược vào quy hoạch, chương trình và đề án phát triển dạy nghề; cụ thể hóa Chiến lược vào các kế hoạch 05 năm và hàng năm của Bộ, ngành, UBND các địa phương với mục tiêu và giải pháp bám sát nội dung của Chiến lược này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
 

ĐẾN NĂM 2015, ÍT NHẤT 80% HỘ GIA ĐÌNH
LÀ GIA ĐÌNH VĂN HÓA

Đây là một trong những mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đề ra trong Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/05/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Nhằm mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% trở lên (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt 70% trở lên) hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 90% gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo được cung cấp kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiên tai, khủng hoảng kinh tế…, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra một số giải pháp chủ yếu.

Cụ thể, nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành công tác gia đình, thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; kiện toàn, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp đủ

 

mạnh để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý, tổ chức thực hiện công tác gia đình; lồng ghép kiến thức xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, cấp học; xây dựng, thực hiện chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp thực hiện các chương trình, dự án tạo việc làm ưu tiên cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo…

Kinh phí thực hiện Chiến lược được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan có liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/05/2012.
 

TĂNG 234.000 ĐỒNG CHUẨN TRỢ CẤP
ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG

Ngày 28/05/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2012/NĐ-CP quy định nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng thêm 234.000 đồng (từ mức 876.000 đồng lên 1,11 triệu đồng).

Căn cứ vào mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp này, mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với từng đối tượng người có công khác nhau. Theo đó, trợ cấp cho người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 diện thoát ly là 1,24 triệu đồng, diện không thoát ly là 2,106 triệu đồng và tiền tuất đối với thân nhân của họ là 1,11 triệu đồng.

Thân nhân của 01 liệt sỹ cũng được trợ cấp 1,11 triệu đồng; thân nhân của 02 liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân liệt sỹ

 

là 1,983 triệu đồng.

Mức trợ cấp đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh phụ thuộc vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Cụ thể, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 21% được nhận trợ cấp 748.000 đồng; 22% là 784.000 đồng... mất sức lao động 100% sẽ được trợ cấp 3,56 triệu đồng...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2012 và thay thế Nghị định số 52/2011/NĐ-CP ngày 30/06/2011 của Chính phủ; các khoản trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo quy định nêu trên được thực hiện kể từ ngày 01/05/2012.
 

GIẢNG VIÊN NGÀNH NGHỆ THUẬT LÀM VIỆC
KHÔNG QUÁ 440 GIỜ/NĂM

Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đã ra Thông tư số 18/2012/TT-BGDĐT ngày 31/05/2012 quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ngành nghệ thuật, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật.

Theo Thông tư này, giảng viên ngành nghệ thuật, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật có nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp, thực tế chuyên môn, xây dựng đề cương và làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia xây dựng các chương trình thực nghiệm, thực hành chuyên môn, cơ sở thí nghiệm và thực hành. Giảng viên cũng có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sáng tác, thiết kế, biểu diễn, dàn dựng, chuyển thể tác phẩm cùng ngành đào tạo của giảng viên.

Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên ngành nghệ thuật, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên cũng được quy

 

định cụ thể tại Thông tư này. Trong đó, khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giáo sư và giảng viên cao cấp là 360 - 440 giờ; đối với phó giáo sư và giảng viên chính là 320 - 400 giờ và giảng viên là 280 - 360 giờ.

Định mức giờ giảng dạy cũng có thể được quy đổi theo nguyên tắc: 01 tiết hướng dẫn bài tập, thực hành trên lớp cho sinh viên được tính bằng 01 giờ chuẩn; trường hợp hướng dẫn thực tập, thực tế chuyên môn thì 01 ngày làm việc được tính không quá 03 giờ chuẩn.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 16/07/2012, bãi bỏ các quy định trước đây về chế độ làm việc đối với giảng viên ngành nghệ thuật, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật trái với các quy định tại Thông tư này.
 

TỪ NGÀY 01/07, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE BẰNG VẬT LIỆU PET

Ngày 29/05/2012, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 1207/QĐ-BGTVT về việc sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX) bằng vật liệu PET.

Theo đó, mẫu GPLX mới bằng vật liệu PET sẽ được chính thức đưa vào sử dụng cho các trường hợp cấp mới, cấp đổi cho người có GPLX hết thời hạn sử dụng, cấp lại cho người có GPLX bị mất, hỏng từ ngày 01/07/2012 tới đây. Các trường hợp GPLX đã cấp được tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình chuyển

 

đổi GPLX không thời hạn sang GPLX bằng vật liệu PET; xây dựng, ban hành Quy trình quản lý, vận hành hệ thống thông tin quản lý GPLX, cơ sở dữ liệu quản lý GPLX thống nhất toàn quốc vào sử dụng; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các Sở Giao thông Vận tải vận hành hệ thống đó…

Trong thời gian chưa phát hành GPLX bằng vật liệu PET, GPLX hiện hành được tiếp tục sử dụng nhưng không quá ngày 01/07/2013.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/05/2012.

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẾN NĂM 2020

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2011 - 2020 tại Quyết định số 896/QĐ-BTTTT ngày 28/05/2012.

Mục tiêu của Quy hoạch đến năm 2020 nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng để hoàn thành các nhiệm vụ của ngành như: Đưa bưu chính trở thành ngành kinh tế hoạt động độc lập, có hiệu quả; Thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước với các loại hình dịch vụ đa dạng; Xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu...

Đến năm 2015, dự báo nhu cầu nhân lực bưu chính là khoảng 40.300 người, trong đó, trình độ đại học và cao đẳng là 16%, trình độ trung học, sơ cấp, công nhân là

 

84%; con số này đến năm 2020 vào khoảng 42.300 người, trong đó, trình độ đại học và cao đẳng là 18%, trình độ trung học, sơ cấp, công nhân là 82%. Đối với ngành viễn thông, dự kiến cần khoảng 150 nghìn nhân lực, trong đó 45% đã qua đào tạo cao đẳng, đại học.

Bên cạnh đó, Bộ cũng dự báo, hơn 380.000 nhân lực (60 - 70% đã quy đào tạo đại học, cao đẳng) sẽ làm việc trong ngành công nghệ thông tin ở các mảng phần cứng, phần mềm, dịch vụ nội dung số; phải đào tạo cho khoảng 360.000 cán bộ, công chức, viên chức ở cấp Trung ương và cấp tỉnh và khoảng 2.800 cán bộ chuyên trách ở quận, huyện về kỹ năng sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.