Số 19.2014 (680) ngày 27/05/2014

SỐ 19 (680) - THÁNG 05/2014

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

 

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong số này:

DOANH NGHIỆP

 

DOANH NGHIỆP

2

49/2014/NĐ-CP

Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp Nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu

 

* Giám sát việc chấp hành pháp luật của DN Nhà nước

Trang 2

THUẾ-PHÍ-LỆ PHÍ

 

THUẾ-PHÍ-LỆ PHÍ

 

3

66/2014/TT-BTC

Thông tư 66/2014/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam

 

* Lệ phí cấp phép thành lập VPĐD của DN quảng cáo nước ngoài

Trang 2

ĐẤT ĐAI-NHÀ Ở

 

ĐẤT ĐAI-NHÀ Ở

 

5

43/2014/NĐ-CP

Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

 

* Điều kiện giao đất, thuê đất để thực hiện dự án đầu tư

Trang 2

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

7

14/2014/TT-NHNN

Thông tư 14/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005

 

* Quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với Ngân hàng HTX

Trang 3

8

50/2014/NĐ-CP

Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước

 

* Nghị định mới về dự trữ ngoại hối Nhà nước

Trang 3

THƯƠNG MẠI

 

THƯƠNG MẠI

 

9

1079/QĐ-BTC

Quyết định 1079/QĐ-BTC về việc áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi

 

* Bộ Tài chính quy định trần giá sữa

Trang 4

TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG

 

TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG

 

11

51/2014/NĐ-CP

Nghị định 51/2014/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển

 

* Giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác

Trang 4

GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO-DẠY NGHỀ

 

GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO-DẠY NGHỀ

 

11

761/QĐ-TTg

Quyết định 761/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020"

 

* 80% HSSV tốt nghiệp nghề chất lượng cao có việc làm sau 6 tháng

Trang 4

12

16/2014/TT-BGDĐT

Thông tư 16/2014/TT-BGDĐT ban hành Quy chế hoạt động của trường thực hành sư phạm

 

* GV hướng dẫn thực hành sư phạm có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm

Trang 5

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

11

11/CT-TTg

Chỉ thị 11/CT-TTg về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2015

 

* Cho vay thí điểm mô hình liên kết sản xuất

Trang 5

CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

11

48/2014/NĐ-CP

Nghị định 48/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 

* Cơ cấu tổ chức Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 6

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 04/2014, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS04/2014 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

 

Ü Doanh nghiệp:

GIÁM SÁT VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT
CỦA DN NHÀ NƯỚC

Nhằm kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập trong chính sách pháp luật và cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp (DN) Nhà nước để có biện pháp khắc phục và giúp các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ sở hữu phát hiện những yếu kém trong hoạt động kinh doanh của các DN Nhà nước để xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền..., ngày 20/05/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DN Nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.

Việc giám sát, kiểm tra, thanh tra được thực hiện trên các lĩnh vực chủ yếu như: Quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; chế độ tài chính và giám sát tài chính đối với các DN theo quy định của Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013; sắp xếp, đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của DN; xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với DN; tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chế độ, chính sách khác đối với
 

 

người quản lý DN, người đại diện và lao động làm việc tại DN; việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; tăng, giảm vốn điều lệ; vay nợ, cho vay nợ (trong nước và nước ngoài); huy động vốn; nghĩa vụ tài sản; mua, bán tài sản có giá trị (từ 50% vốn điều lệ trở lên hoặc theo quy định trong Điều lệ) và việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của DN tại các DN khác theo chủ trương đã phê duyệt...

Trong đó, việc giám sát, kiểm tra, thanh tra phải tuân theo các quy định của pháp luật, bảo đảm tính khách quan, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; không trùng lặp về phạm vi, nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra, thanh tra giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và không làm cản trở hoạt động bình thường của các DN là đối tượng giám sát, kiểm tra, thanh tra và các chủ thể có liên quan khác.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/07/2014.
 

Ü Thuế-Phí-Lệ phí:

LỆ PHÍ CẤP PHÉP THÀNH LẬP
VPĐD CỦA DN QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI

Theo Thông tư số 66/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/05/2014 quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện (VPĐD) của doanh nghiệp (DN) quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam thì mức lệ phí này là 03 triệu đồng/giấy phép trong trường hợp cấp mới và 1,5 triệu đồng/giấy phép trong trường hợp cấp lại, sửa đổi, bổ sung. Lệ phí được thu bằng Đồng Việt Nam.

 

 

Cơ quan thu lệ phí có trách nhiệm nộp 100% số tiền thu được vào ngân sách Nhà nước theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành. Các khoản chi phí liên quan đến công tác cấp Giấy phép thành lập VPĐD của DN quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam được ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/07/2014.
 

Ü Đất đai-Nhà ở:

ĐIỀU KIỆN GIAO ĐẤT, THUÊ ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Theo Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai do Chính phủ ban hành ngày 15/05/2014, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về dự án có sử dụng đất và năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư.

Cụ thể, dự án phải là dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê hoặc để bán kết hợp cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở; dự án đầu tư kinh doanh bất động sản gắn với quyền sử dụng đất và dự án sản xuất kinh doanh, không sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước; có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư (đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha) hoặc không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư (đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên) và có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng hướng dẫn chi tiết về thời điểm tính gia hạn 24 tháng
 

 

đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm. Theo đó, đối với dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì cho phép chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng tính từ tháng thứ 13 kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa. Trường hợp dự án đầu tư chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì thời điểm để tính gia hạn sử dụng đất 24 tháng được tính từ tháng thứ 25 kể từ thời điểm kết thúc việc đầu tư xây dựng.

UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức rà soát, xử lý và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; các dự án được gia hạn; các dự án chậm tiến độ sử dụng đất vì lý do bất khả kháng và cung cấp thông tin để công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Quản lý đất đai và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014.
 

Ü Tài chính-Ngân hàng-Tín dụng:

QUY ĐỊNH CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ
ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG HTX

Ngày 20/05/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 14/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Theo Thông tư này, Ngân hàng hợp tác xã (HTX), quỹ tín dụng nhân dân được xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại trước khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện như: Khoản nợ mà việc cấp tín dụng không vi phạm quy định của pháp luật; việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ là phù hợp với mục đích của dự án vay vốn trong hợp đồng tín dụng; khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chỉ được thực hiện khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn trả nợ gốc…; khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, Ngân hàng HTX, quỹ tín dụng nhân dân đáp ứng các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động…

 

Bên cạnh đó, Ngân hàng HTX, quỹ tín dụng nhân dân khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ phải đảm bảo thực hiện một số yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước; trong đó có yêu cầu: Đã ban hành quy định nội bộ về kiểm soát, giám sát đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; kiểm soát nội dung, lý do cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với từng khoản nợ; chủ động, tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; phải thường xuyên rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn và giữ nguyên nhóm nợ; với 01 khoản nợ, việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chỉ được thực hiện 01 lần; trong thời hạn 05 năm, Ngân hàng HTX, quỹ tín dụng nhân dân phải gửi báo cáo tới Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ vào ngày đầu tiên của mỗi tháng hoặc khi có yêu cầu.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/05/2014.
 


NGHỊ ĐỊNH MỚI VỀ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

Ngày 20/05/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, trong đó chỉ rõ dự trữ ngoại hối Nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và bao gồm: Dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức (phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước quản lý); tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác.

Trong đó, quản lý dự trữ ngoại hối chính thức phải đảm bảo nguyên tắc: Bảo toàn (bảo đảm an toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước thông qua việc tuân thủ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối Nhà nước được phê duyệt); thanh khoản (sẵn sàng đáp ứng ngoại tệ và vàng phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, chính sách tỷ giá và vàng, can thiệp thị trường ngoại hối đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế…) và sinh lời (có chênh lệch dương giữa tổng thu nhập
 

 

trừ chi phí đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức trong năm tài khóa).

Việc quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các nguồn ngoại hối khác phải đảm bảo các nguyên tắc: Đảm bảo an toàn thông qua việc tuân thủ tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối Nhà nước; đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngoại hối của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khi cần thiết.

Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định ngoại tệ được phép đầu tư dự trữ ngoại hối Nhà nước là ngoại tệ tự do chuyển đổi và ngoại tệ khác theo cam kết tại các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương do Ngân hàng Nhà nước ký kết với các ngân hàng Trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2014 và thay thế Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/08/1999.
 

Ü Thương mại:


BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH TRẦN GIÁ SỮA

Tại Quyết định số 1079/QĐ-BTC ngày 20/05/2014 về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi, Bộ Tài chính đã quy định cụ thể về Bảng giá tối đa bán buôn áp dụng đối với 25 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi, trong đó: Giá của sản phẩm sữa Dielac Alpha 123 HT 900g là 167.000 đồng/hộp; Dielac Alpha Step 2 HT 900g là 180.000 đồng/hộp; Dielac Alpha 123 HG 400g là 72.000 đồng/hộp; Dielac Pedia 1+ HT 900g là 278.000 đồng/hộp; Dielac Alpha Step 1 HT 900g là 180.000 đồng/hộp… Các mức giá này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).

Đối với những sản phẩm sữa khác đang lưu thông trên thị trường (không nằm trong Danh mục 25 sản phẩm sữa đã được quy định giá trần) hoặc những sản phẩm sữa mới, chưa lưu thông trên thị trường, Bộ Tài chính yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa căn cứ vào quy định phương pháp định giá chung
 

 

đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành và so sánh với sản phẩm sữa đã công bố giá tối đa (đối với sản phẩm sữa khác đang lưu thông trên thị trường) hoặc so sánh với giá của sản phẩm sữa đang lưu thông trên thị trường đã công bố giá tối đa (đối với sản phẩm sữa mới, chưa lưu thông trên thị trường) để xác định giá tối đa, và gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá xem xét.

Đặc biệt, Quyết định còn chỉ rõ: Giá tối đa trong khâu bán lẻ được xác định bằng giá tối đa trong khâu bán buôn cộng chi phí khác có liên quan nhưng tối đa không quá 15% của giá tối đa trong khâu bán buôn.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2014; thực hiện trong khâu bán buôn chậm nhất sau 10 ngày và thực hiện trong khâu bán lẻ chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày Quyết định có hiệu lực.
 

Ü Tài nguyên-Môi trường:


GIAO KHU VỰC BIỂN CHO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI THÁC

Ngày 21/05/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2014/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển với thời hạn tối đa 30 năm.

Thời hạn giao khu vực biển có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm và chỉ được xem xét khi đáp ứng các điều kiện sau: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép hoặc Quyết định cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền gia hạn; tổ chức, cá nhân sử dụng khu vực biển đúng mục đích và thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường biển theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân phải nộp đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Quyết định giao khu vực biển còn hiệu lực ít nhất là 60 ngày và đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển phải nộp tiền sử dụng theo quy định của pháp luật. Tiền sử dụng khu vực biển
 

 

được xác định căn cứ vào diện tích khu vực biển được phép sử dụng, thời hạn sử dụng khu vực biển và loại tài nguyên biển được phép khai thác, sử dụng.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định chi tiết những hành vi bị cấm trong khai thác, sử dụng tài nguyên biển. Cụ thể như: Lợi dụng việc sử dụng khu vực biển gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; thực hiện khai thác, sử dụng tài nguyên biển khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền giao khu vực biển; sử dụng khu vực biển không đúng mục đích; lấn, chiếm biển; hủy hoại môi trường biển; cung cấp trái pháp luật thông tin về biển; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển đã được phê duyệt; cản trở hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển, hoạt động giao thông biển, khai thác, sử dụng hợp pháp tài nguyên biển đã được cho phép thực hiện trong khu vực biển được giao và cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình sử dụng khu vực biển...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2014.
 

Ü Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề:

80% HSSV TỐT NGHIỆP NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO
CÓ VIỆC LÀM SAU 6 THÁNG

Đây là một trong những tiêu chí công nhận trường nghề chất lượng cao (CLC) quy định tại Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/05/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển trường nghề CLC đến năm 2020”.

Cụ thể, ngoài việc phải có ít nhất 80% số học sinh, sinh viên (HSSV) tốt nghiệp có việc làm đúng nghề được đào tạo trong vòng 06 tháng kể từ khi tốt nghiệp, trong đó các nghề trọng điểm đạt ít nhất 90%, trường được công nhận là trường nghề CLC còn phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau: Có quy mô đào tạo tối thiểu là 2.000 HSSV hệ trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trong đó có ít nhất 30% HSSV học các nghề trọng điểm; 100% HSSV tốt nghiệp hệ trung cấp nghề đạt bậc 2/5, hệ cao đẳng nghề đạt bậc 3/5 của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và có trình độ tin học đạt tiêu chuẩn IC3 hoặc tương đương trở lên, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 300 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên, trong đó, HSSV tốt nghiệp các nghề trọng điểm theo chương trình đào tạo được chuyển giao từ nước ngoài có trình độ
 

 

ngoại ngữ tiếng Anh đạt 450 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên và được các tổ chức giáo dục, đào tạo có uy tín của khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận văn bằng, chứng chỉ; 100% cán bộ quản lý của trường được cấp Chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ quản lý dạy nghề...

Đặc biệt, 100% giáo viên trường nghề CLC phải đạt chuẩn quy định, có trình độ tin học IC3 hoặc tương đương trở lên, trình độ ngoại ngữ đạt 350 điểm TOEIC hoặc 450 điểm TOEIC trở lên (đối với giáo viên dạy các nghề trọng điểm được chuyển giao). Ngoài ra, trường được công nhận là trường nghề CLC còn phải đạt cấp độ 3 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề và có 100% nghề đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

GV HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH SƯ PHẠM
CÓ KINH NGHIỆM TỐI THIỂU 5 NĂM

Theo Thông tư số 16/2014/TT-BGDĐT ngày 16/05/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế hoạt động của trường thực hành sư phạm, cán bộ quản lý, giáo viên (GV) chỉ được hướng dẫn thực hành sư phạm khi có khả năng tổ chức, hướng dẫn sinh viên thực hành sư phạm; có khả năng nghiên cứu, triển khai kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục, sáng kiến, kinh nghiệm phục vụ hoạt động giáo dục và thực hành sư phạm; có kinh nghiệm giáo dục và giảng dạy từ đủ 05 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và được đánh giá, xếp loại khá trở lên theo quy định Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp GV trường mầm non, trường phổ thông tương ứng.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định cụ thể về quy đổi giờ chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn thực hành sư phạm của cán bộ quản lý, GV. Theo đó, cán bộ quản lý trường thực hành sư phạm tham gia chỉ đạo, tổ chức điều hành hoạt động
 

 

thực hành sư phạm được tính 02 giờ chuẩn/tuần; 01 giờ tổ chức hoạt động giáo dục hoặc dạy học làm mẫu minh họa cho sinh viên được tính bằng 02 giờ chuẩn; 01 giờ hướng dẫn hoạt động thực hành sư phạm được tính bằng 1,5 giờ chuẩn và viết nhận xét tổng kết đánh giá thực hành sư phạm cho mỗi sinh viên sư phạm trong 01 học kỳ được tính bằng 01 giờ chuẩn.

Hằng năm, trường thực hành sư phạm trực thuộc cơ sở đào tạo GV có trách nhiệm dự toán kinh phí cho hoạt động thực hành sư phạm, báo cáo cơ sở đào tạo GV phê duyệt và chi trả. Đối với kinh phí thực hiện hoạt động thực hành sư phạm của trường thuộc địa phương, cơ sở đào tạo GV chi trả trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận giữa cơ sở đào tạo GV với trường thực hành sư phạm.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/05/2014.
 

Ü Chính sách kinh tế-xã hội:


CHO VAY THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT

Trên cơ sở nhận định vai trò và nỗ lực phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của cộng đồng doanh nghiệp (DN)..., ngày 21/05/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của DN, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2015.

Tại Chỉ thị, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trên các lĩnh vực: Gia nhập thị trường, xuất nhập khẩu, tiếp cận nguồn vốn, tín dụng, thuế, đất đai, đầu tư, xây dựng, tài nguyên môi trường, lao động... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DN hoạt động; hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường cho DN; định hướng, hỗ trợ DN xuất khẩu đối phó với chính sách bảo hộ sản xuất trong nước của các thị trường xuất khẩu
 

 

trọng điểm; tạo điều kiện phát triển các khu cụm công nghiệp có quy mô hợp lý, có giá thuê đất phù hợp với khả năng của DN và hỗ trợ di dời các DN gây ô nhiễm, tác hại đến môi trường tại các khu dân cư và đô thị đến các khu cụm công nghiệp.

Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tiếp cận các DN để tư vấn cho vay các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả; khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng các hình thức đánh giá tín nhiệm DN để tăng cường khả năng cho vay tín chấp, cơ cấu lại các khoản vay vốn lãi suất cao trước đây; triển khai chương trình cho vay thí điểm mô hình liên kết sản xuất, áp dụng khoa học và công nghệ cao, liên kết trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu với lãi suất hợp lý; tạo thuận lợi cho sự tham gia vốn của tín dụng ngân hàng vào chuỗi liên kết sản xuất - thu mua - tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu của ngân hàng...

 

Ü Cơ cấu tổ chức:

CƠ CẤU TỔ CHỨC
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Ngày 19/05/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Học viện) - cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Theo Nghị định này, Học viện giữ vai trò là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung cấp, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của hệ thống chính trị; trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý. Học viện sử dụng con dấu hình Quốc huy và là đơn vị tài chính cấp I.

Nhiệm vụ nổi bật của Học viện là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức

 

và trong quy hoạch…

Nhiệm vụ nổi bật của Học viện là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức và trong quy hoạch…

Học viện có 33 đơn vị trực thuộc, trong đó có: Học viện Chính trị khu I, II, III và IV lần lượt đặt tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng và TP. Cần Thơ.

Lãnh đạo Học viện là Giám đốc và không quá 04 Phó Giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu, tổ chức, điều hành công việc của Học viện, do Bộ Chính trị phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Học viện.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/07/2014; thay thế Nghị định số 129/2008/NĐ-CP ngày 17/12/2008.

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.