Mục đích kết hôn của nam, nữ là nhằm xây dựng gia đình. Tuy nhiên, hiện nay khá nhiều trường hợp lợi dụng việc kết hôn để nhập quốc tịch nước ngoài. Vậy trường hợp này bị phạt thế nào?
Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Căn cứ định nghĩa này, có thể thấy, kết hôn giả là một trong những hành vi vi phạm pháp luật và gồm các đặc điểm sau đây:
- Đã thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Một trong hai bên hoặc cả hai bên đã vi phạm điều kiện kết hôn bằng việc lợi dụng kết hôn để thực hiện mục đích khác mà không phải muốn xây dựng gia đình. Trong đó, mục đích khác có thể kể đến:
- Xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;
- Hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước;
- Đạt được mục đích khác không phải xây dựng gia đình.
Đồng thời, kết hôn giả cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm nêu tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định, kết hôn giả tạo vẫn đảm bảo về mặt thủ tục đăng ký kết hôn nên vẫn được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo quy định. Tuy nhiên, mục đích kết hôn không đảm bảo, không phải vì mục đích xây dựng gia đình nên kết hôn giả tạo là một trong những hành vi bị cấm tại Việt Nam.
Mức phạt khi kết hôn giả để nhập quốc tịch nước ngoài (Ảnh minh họa)
Kết hôn giả để nhập quốc tịch nước ngoài, bị phạt thế nào?
Như phân tích ở trên, kết hôn giả tạo để được nhập quốc tịch nước ngoài là hành vi vi phạm pháp luật. Mà khoản 3 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
[...]
d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
Như vậy, người nào kết hôn giả tạo để nhập quốc tịch nước ngoài có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Không chỉ vậy, người vi phạm còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này.
Ngoài ra, căn cứ vào Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ, nếu công chức, viên chức vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình trong đó có kết hôn giả tạo thì có thể bị xử lý kỷ luật. Cụ thể:
- Cán bộ, công chức:
Bị kỷ luật khiển trách (khoản 9 Điều 8);
Bị cảnh cáo nếu đã bị kỷ luật khiển trách hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 1, khoản 2 Điều 9);
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ bậc lương (khoản 2 Điều 10) hoặc công chức lãnh đạo, quản lý bị giáng chức nếu vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng (khoản 3 Điều 11).
- Viên chức:
Khiển trách (khoản 9 Điều 16);
Cảnh cáo nếu đã bị khiển trách hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 1, khoản 2 Điều 17);
Cách chức khi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng (khoản 2 Điều 18);
Buộc thôi việc nếu vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (khoản 2 Điều 19).
Trên đây là quy định về mức phạt khi kết hôn giả để nhập quốc tịch nước ngoài. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
Khi ly hôn nói chung và đơn phương ly hôn nói riêng, vấn đề chi phí phải bỏ ra khiến không ít vợ chồng thắc mắc. Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để biết chính xác chi phí ly hôn đơn phương hết bao nhiêu tiền?
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải đăng ký kinh doanh. Vậy nếu không đăng ký kinh doanh dạy thêm sẽ bị phạt thế nào?
Một trong những thắc mắc lớn của vợ chồng khi ly hôn là mua đơn ly hôn ở đâu? Vậy cùng theo dõi câu trả lời cụ thể tại bài viết dưới đây để biết địa chỉ uy tín, tin cậy nhé.
Số lượng người Việt Nam ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam hiện nay không phải ít. Vậy khi đó, cần sử dụng mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài nào?
Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.
Trong lịch sử phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ, có 03 Bộ luật Dân sự đã được ban hành. Dưới đây là tổng hợp của LuatVietnam về các Bộ luật này.
Thời gian gần đây, câu chuyện Thế Giới Di Động có Công văn tự ý giảm giá thuê mặt bằng đã khiến dư luận rất quan tâm. Vậy, vì dịch bệnh, người thuê có được tự ý giảm giá thuê mặt bằng không?
Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ, chồng theo quyết định, bản án của Tòa án. Vậy để được Tòa án chấp nhận thì cần phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ gì để ly hôn?
Sau khi được nhận thừa kế theo di chúc, những người thừa kế chắc sẽ khá thắc mắc di chúc sẽ được công bố thế nào? Họ sẽ nhận tài sản thừa kế thế nào? Dưới đây là giải đáp của LuatVietnam về thủ tục công bố di chúc.