Giáo viên tự ý nghỉ dạy bị kỷ luật thế nào?

Công chức khi tự ý nghỉ việc có thể bị buộc thôi việc vậy viên chức mà ở đây là giáo viên nếu tự ý nghỉ việc không có lý do thì bị kỷ luật thế nào?


Kỷ luật giáo viên tự ý nghỉ dạy bằng hình thức nào?

Điều 52 Luật Viên chức nêu rõ, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật gồm:

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Cách chức. Hình thức này chỉ áp dụng với viên chức quản lý.

- Buộc thôi việc.

Đồng thời, khoản 1 Điều 19 Luật này cũng quy định những việc viên chức nói chung và giáo viên nói riêng không được làm gồm:

Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

Trước đây, theo quy định của Nghị định 27/2012/NĐ-CP (phần về kỷ luật viên chức đã hết hiệu lực từ ngày 20/9/2020), nếu giáo viên tự ý nghỉ việc thì có thể bị xử lý kỷ luật như sau:

- Khiển trách: Tổng số từ 03 - dưới 05 ngày làm việc/tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 - dưới 05 ngày làm việc liên tiếp mà không có lý do chính đáng;

- Cảnh cáo: Tổng số từ 05 - dưới 07 ngày làm việc/tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 05 - dưới 07 ngày làm việc liên tiếp mà không có lý do chính đáng;

- Buộc thôi việc: Tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên/tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên/năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch.

Tuy nhiên, điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã bãi bỏ những quy định này. Do đó, hiện nay, không còn quy định cụ thể về hình thức kỷ luật cho giáo viên tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng.

Thay vào đó, khoản 4 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nêu rõ:

Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.

Như vậy, hiện nay không có quy định cụ thể về xử lý kỷ luật giáo viên tự ý nghỉ việc, bỏ dạy không có lý do chính đáng mà sẽ căn cứ vào quy chế trường, mức độ vi phạm, hậu quả, thái độ của giáo viên vi phạm… để áp dụng biện pháp kỷ luật phù hợp.

Kỷ luật giáo viên tự ý nghỉ dạy bằng hình thức nào?
Không còn quy định về hình thức kỷ luật giáo viên tự ý bỏ việc? (Ảnh minh họa)

Giáo viên được nghỉ việc trong trường hợp nào?

Như phân tích ở trên, không có quy định cụ thể về việc kỷ luật giáo viên tự ý nghỉ việc, bỏ dạy không có lý do chính đáng. Theo đó, giáo viên được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong các trường hợp nêu tại khoản 4, khoản 5 khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức năm 2010 như sau:

Với giáo viên làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn

Căn cứ Khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức năm 2010:

- Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

- Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

- Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

- Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

- Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

(Các trường hợp này, giáo viên phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày làm việc).

- Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng: Giáo viên phải thông báo trước ít nhất 30 ngày;

Với giáo viên làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn

Căn cứ khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010:

Giáo viên phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày. Nếu ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

Đồng thời, nếu giáo viên được trường học cử đi đào tạo thì phải đền bù chi phí theo quy định.

Trên đây là quy định về việc giáo viên tự ý nghỉ dạy bị kỷ luật thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Viên chức thôi việc được hưởng những chế độ nào?

>> Xem các chính sách khác về viên chức bằng video tại đây

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.