Thẻ Đảng viên có được chứng thực không?

Thẻ Đảng là một trong những giấy tờ quan trọng với Đảng viên. Do đó, nhiều người muốn chứng thực để bảo quản, giữ gìn bản chính thẻ Đảng. Vậy có được chứng thực thẻ Đảng không?


Có được chứng thực thẻ Đảng không?

Khoản 7.1 Điều 7 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2016 quy định, thẻ Đảng viên được quy định như sau:

Thẻ Đảng viên là chứng nhận quan trọng của Đảng viên, được phát khi Đảng viên đã được công nhận Đảng viên chính thức.

Đây cũng là giấy tờ dùng để biểu quyết trong sinh hoạt Đảng, trong đại hội Đảng bộ các cấp, là hồ sơ kèm theo khi chuyển sinh hoạt Đảng…

Theo Hướng dẫn 09 năm 2017, về hình thức, thẻ Đảng được in bằng phần mềm quản lý dữ liệu Đảng viên, dán ảnh cỡ 2x3cm, được đóng dấu nổi thu nhỏ của tỉnh ủy, thành ủy và Đảng ủy trực thuộc Trung ương vào góc phải của ảnh Đảng viên.

Đồng thời, Điều 18 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các giấy tờ chứng thực gồm:

- Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

- Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, các loại bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng để chứng thực bản sao được nêu tại Điều 22 Nghị định 23 nêu trên gồm:

- Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

- Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

- Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

- Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

- Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự.

- Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Căn cứ các quy định trên, thẻ Đảng là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp, không thuộc các trường hợp không được chứng thực bản sao từ bản chính nêu trên nên thẻ Đảng vẫn được chứng thực.

chung thuc the dang
Chứng thực thẻ Đảng được không? (Ảnh minh họa)


Thẻ Đảng có thay được CMND/hộ chiếu khi đi máy bay không?

Theo điểm b khoản 2 Điều I phụ lục XIV ban hành kèm Thông tư 13/2019, hành khách từ đủ 14 tuổi trở lên, mang quốc tịch Việt Nam nếu làm thủ tục đi máy bay nội địa thì phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

- Hộ chiếu hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân;

- Giấy chứng minh, chứng nhận của công an nhân dân, quân đội nhân dân;

- Thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ Đảng viên; thẻ Nhà báo; giấy phép lái xe ô tô, mô tô; thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia;

- Giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận gồm nội dung: Cơ quan xác nhận, người xác nhận; ngày, tháng, năm xác nhận; họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận; lý do xác nhận…

Như vậy, theo quy định này, thẻ Đảng viên có thể thay thế Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu khi người đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục bay nội địa.

Trên đây là phân tích về việc chứng thực thẻ Đảng viên. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được tư vấn, giải đáp.

>> Mang thẻ Đảng đi cầm cố, Đảng viên bị kỷ luật thế nào?

1900 6192 để được giải đáp qua tổng đài
0936 385 236 để sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa

Tin cùng chuyên mục

Bỏ biên chế suốt đời, cán bộ, công chức sẽ được đánh giá bằng KPI?

Bỏ biên chế suốt đời, cán bộ, công chức sẽ được đánh giá bằng KPI?

Bỏ biên chế suốt đời, cán bộ, công chức sẽ được đánh giá bằng KPI?

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi đang được lấy ý kiến đóng góp. Trong đó, các nội dung đáng chú ý là dứt điểm bỏ biên chế suốt đời và thay thế việc đánh giá cán bộ công chức bằng KPI? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.

Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào? [Đề xuất]

Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào? [Đề xuất]

Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào? [Đề xuất]

Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, một trong những nguyên tắc trong tuyển dụng công chứ là tuyển chọn theo vị trí việc làm. Trong bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm.

5 chính sách mới mọi cán bộ, công chức cấp xã cần chú ý

5 chính sách mới mọi cán bộ, công chức cấp xã cần chú ý

5 chính sách mới mọi cán bộ, công chức cấp xã cần chú ý

Cùng cập nhật những chính sách mới ảnh hưởng đến cán bộ công chức cấp xã trong thời gian tới khi hiện nay đang có hàng loạt quy định về đối tượng này đang được ban hành, lấy ý kiến đóng góp: Dự thảo Luật Cán bộ, công chức, các văn bản về sáp nhập tỉnh, thành phố…

Sắp tới, giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn có được tăng lương?

Sắp tới, giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn có được tăng lương?

Sắp tới, giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn có được tăng lương?

Từ 20/3/2021, khi Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT chính thức có hiệu lực, giáo viên đã đạt chuẩn trình độ đào tạo mới theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 sẽ được áp dụng hệ số lương mới. Vậy giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn sẽ được xếp lương thế nào?