Tiền thai sản ai trả? Cơ quan bảo hiểm hay công ty thanh toán?

Tiền thai sản ai trả? Mãi không nhận được tiền thai sản thì đòi công ty hay lên cơ quan bảo hiểm xã hội? Tất cả các câu hỏi sẽ được LuatVietnam giải đáp ngay sau đây.


1. Tiền thai sản do ai chi trả?

Một trong những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đó là hưởng chế độ thai sản. Tiền chế độ thai sản được trích từ quỹ bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý. Theo đó, tiền thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.

Điều này được khẳng định rõ nét tại khoản 1 Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;…

Mặc dù công ty không chi trả tiền trợ cấp thai sản nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia thủ tục giải quyết hưởng chế độ.

Theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản cần nộp hồ sơ, giấy tờ cho người sử dụng lao động (thời hạn nộp là 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc).

Sau đó, phía công ty có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) trong thời hạn 10 ngày. Nếu đã nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH sẽ chi trả tiền trợ cấp thai sản cho người lao động.

Tiền thai sản ai trả cho người lao động?
Tiền thai sản ai trả cho người lao động? (Ảnh minh họa)

2. Nghỉ thai sản có được công ty trả lương không?

Người lao động nếu đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ được nghỉ làm và hưởng trợ cấp thai sản từ quỹ bảo hiểm xã hội.

Do người lao động đã được nhận tiền trợ cấp từ cơ quan bảo hiểm xã hội nên theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019trong thời gian nghỉ thai sản, công ty không phải trả lương cho người lao động đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Cụ thể, Điều này quy định:

2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Việc công ty không trả lương trong thời gian người lao động nghỉ thai sản là hợp lý bởi thực tế người lao động không đi làm cho doanh nghiệp, mặt khác khi nghỉ chế độ cũng đã được nhận quyền lợi từ chế độ bảo hiểm.

Tuy nhiên, nếu giữa người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về việc trả lương khi người lao động nghỉ thai sản thì người lao động sẽ được công ty trả lương trong thời gian nghỉ. Lúc này, người lao động được nhận đồng thời cả tiền lương và tiền trợ cấp thai sản.

Nghỉ thai sản công ty có phải trả lương?
Nghỉ thai sản công ty có phải trả lương? (Ảnh minh họa)

3. Đã nộp hồ sơ mà mãi chưa có tiền, đòi công ty hay cơ quan BHXH?

Theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, nếu người sử dụng lao động đã nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết hồ sơ và tổ chức chi trả tiền chế độ cho người lao động trong thời gian 06 ngày làm việc.

Tiền chế độ thai sản được trả cho người lao động theo hình thức đã đăng ký: Trả tiền mặt tại cơ quan bảo hiểm xã hội, trả tiền mặt thông qua doanh nghiệp, trả tiền qua thẻ ATM của người lao động.

Người lao động nếu đã nộp giấy tờ đầy đủ cho người sử dụng lao động để làm hồ sơ  hưởng chế độ thai sản mà mãi chưa nhận được tiền thì cần kiểm tra tiến độ giải quyết hồ sơ để biết cách đòi tiền chế độ.

- Nếu công ty chưa nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội:

Đề nghị công ty sớm hoàn tất thủ tục hưởng chế độ cho mình. Nếu công ty không nộp hồ sơ dẫn tới việc người lao động không được giải quyết hưởng chế độ thai sản thì  công ty phải bồi thường cho người lao động (theo khoản 2 Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội).

- Nếu công ty đã nộp đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định mà cơ quan bảo hiểm chần chừ chưa giải quyết hồ sơ:

Người lao động có thể khiếu nại cơ quan bảo hiểm về việc giải quyết hồ sơ thai sản để sớm nhận được tiền chế độ.

- Nếu cơ quan bảo hiểm xã hội đã trả tiền chế độ nhưng công ty im lặng:

Yêu cầu công ty thanh toán tiền chế độ cho mình. Nếu công ty không trả có thể khiếu nại, tố cáo đến Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để đòi lại tiền.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Tiền thai sản ai trả?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Hiện nay, thông tin người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động đang được rất nhiều người quan tâm. Liệu điều này có đúng không?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Gần đây, khi nhận được thông tin đóng BHXH tự nguyện chỉ nhận được 02 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 đã khiến nhiều người cho rằng mức nhận như vậy là quá ít. Tuy nhiên thực tế, người đóng BHXH tự nguyện không phải chỉ được nhận 02 triệu tiền thai sản mà còn các chế độ khác nữa.