Rút BHXH 1 lần khi đóng BHXH tự nguyện, lời hay lỗ?

Để hưởng lương hưu khi về già, lao động tự do có thể tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Tuy nhiên, do cần tiền ngay nên nhiều người đã chọn rút BHXH 1 lần. Vậy rút BHXH 1 lần khi đóng BHXH tự nguyện thì lời hay lỗ?


Tham gia BHXH tự nguyện cần điều kiện gì để rút 1 lần?

Theo khoản 1 Điều 77 Luật BHXH năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 95/2013/QH13, người lao động đóng BHXH tự nguyện được rút 1 lần nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

1 - Có yêu cầu hưởng BHXH 1 lần.

2 - Thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng BHXH đủ 20 năm mà không tiếp tục tham gia.

- Đi định cư nước ngoài.

- Đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và những bệnh khác theo quy định.

- Sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH tự nguyện mà chưa đóng đủ 20 năm. 

rut bhxh 1 lan khi dong BHXH tu nguyen loi hay lo


Đóng BHXH tự nguyện, rút 1 lần có bị lỗ không?

Để biết lời hay lỗ khi rút BHXH 1 lần thì cần đối chiếu giữa mức đóng khi tham gia với mức hưởng BHXH 1 lần.

* Về mức đóng BHXH tự nguyện:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật BHXH 2014, mức đóng BHXH tự nguyện được tính theo công thức sau:

Mức đóng hằng tháng

=

22%

x

Mức thu nhập chọn đóng BHXH

-

Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH

Trong đó, việc Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH được thực hiện từ ngày 01/01/2018 (trong 10 năm) với mức như sau:

STT

Đối tượng

% Hỗ trợ

Số tiền hỗ trợ/tháng (đồng)

1

Hộ nghèo

30%

700.000 x 22% x 30% = 46.200

2

Hộ cận nghèo

25%

700.000 x 22% x 25% = 38.500

3

Khác

10%

700.000 x 22% x 10% = 15.400

* Về mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng BHXH tự nguyện:

Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, tiền BHXH 1 lần mà người lao động tham gia BHXH tự nguyện được nhận sẽ tính như sau:

- Đóng BHXH dưới 01 năm:

Mức hưởng BHXH 1 lần

=

22%

x

Tổng mức thu nhập tháng đã đóng BHXH

-

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện

Mức thu nhập tháng đã đóng BHXH còn được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng hay còn gọi là hệ số trượt giá. Tuy nhiên hệ số trượt giá được nhân với mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là không cao (Hệ số năm 2021: Từ 1,00 đến 1,97).

Đối chiếu với mức đóng, dễ thấy người lao động đóng BHXH tự nguyện dưới 01 năm mà rút BHXH 1 lần thì chỉ nhận được số tiền BHXH 1 lần tương đương với số tiền đã đóng.

- Đóng BHXH từ đủ 01 năm trở lên:

Mức hưởng BHXH 1 lần

=

(1,5 x Mbqtn x Thời gian đóng BHXH trước 2014

+

2 x Mbqtn x Thời gian đóng BHXH sau 2014)

-

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện

Trong đó, Mbqtn là mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Lưu ý: Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện cũng được nhân với hệ số trượt giá để tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Để biết được việc rút BHXH 1 lần lãi hay lỗ, bạn đọc có thể ước tính thông qua ví dụ sau:

Ông A đóng BHXH tự nguyện từ tháng 01/2018 đến hết tháng 4/2020 thì dừng đóng.

Mức thu nhập chọn đóng BHXH của ông A = 05 triệu đồng/tháng.

Ông A không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Mức đóng BHXH của ông A = 22% x 05 triệu đồng - 15.400 đồng = 1.084.600 đồng/tháng.

=> Tổng số tiền ông A đã đóng trong 2 năm 04 tháng = 30.368.800 đồng.

Tháng 5/2021, ông A yêu cầu rút BHXH 1 lần. Số tiền BHXH 1 lần được tính như sau:

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH = 05 triệu đồng x 12 tháng x 1,06 + 05 triệu đồng x 12 tháng x 1,03 + 05 triệu đồng x 04 tháng x 1,00 = 145.400.000 đồng.

=> Mức bình quân thu nhập đóng BHXH = 145.400.000 đồng : 28 tháng = 5.192.857 đồng.

=> Tiền BHXH 1 lần = 2 x 5.192.857 đồng x 2,5 năm - 15.400 đồng x 28 tháng =  25.533.085 đồng.

Từ đó nhận thấy số tiền BHXH 1 lần mà ông A được nhận còn ít hơn cả số tiền mà ông này đã đóng.

Như vậy, có thể thấy, việc rút BHXH 1 lần khi đóng BHXH tự nguyện sẽ không có lãi. Nếu tham gia BHXH tự nguyện dưới 01 năm thì có thể nhận về số tiền BHXH 1 lần tương đương với tiền đã đóng, còn trường hợp đóng trên 01 năm thậm chí còn bị thiệt vì số tiền BHXH 1 lần còn ít hơn số tiền đã đóng.

Do BHXH tự nguyện không mang tính sinh lời mà hướng tới mục đích nhận lương hưu khi về già nhằm đảm bảo an sinh xã hội nên LuatVietnam cũng không khuyến khích bạn nhận BHXH 1 lần.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Rút BHXH 1 lần khi đóng BHXH tự nguyện lời hay lỗ?” Để biết rõ hơn về tiền BHXH mà mình có thể được nhận, bạn gọi ngay đến số 1900.6192 , các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn.

>> Hệ thống tính bảo hiểm xã hội 1 lần online

Theo dõi LuatVietnam tại:

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.

Hiểu đúng về “Giấy chứng nhận không cùng chi trả BHYT trong năm”

Hiểu đúng về “Giấy chứng nhận không cùng chi trả BHYT trong năm”

Hiểu đúng về “Giấy chứng nhận không cùng chi trả BHYT trong năm”

Để chứng minh có số tiền cùng chi trả phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở để hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) 5 năm liên tục, người bệnh cần có giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm. Vậy hiểu như thế nào cho đúng về loại giấy này?