Hiểu đúng về Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Mức đóng và mục đích chi

Mỗi người lao động đi làm tại doanh nghiệp hằng tháng đều phải trích một phần tiền lương để đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về quỹ này. Vậy hiểu như thế cho đúng về quỹ bảo hiểm thất nghiệp?


1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Pháp luật không giải thích khái niệm quỹ bảo hiểm thất nghiệp là gì nhưng dựa trên các quy định liên quan đến quỹ bảo hiểm thất nghiệp tại Luật Việc làm năm 2013, có thể hiểu đơn giản rằng:

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quỹ tài chính độc lập ngoài ngân sách nhà nước do tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện thu, chi, quản lý và sử dụng để nhằm thực hiện các mục đích của chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Trong đó, mục đích chủ yếu của bảo hiểm thất nghiệp là nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm.


2. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ nguồn nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 57 Luật Việc làm năm 2013 và hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ các nguồn sau đây:

(1) Các khoản đóng của người lao động và người sử dụng lao động cùng với khoản hỗ trợ của Nhà nước.

(2) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Tiền thuộc quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ được đem đi đầu tư theo nhiều hình thức với thứ tự ưu tiên lần lượt như sau:

- Mua trái phiếu Chính phủ.

- Cho ngân sách nhà nước vay.

- Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

- Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Lưu ý: Số tiền đầu tư vào việc cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay và đầu tư vào dự án của Chính phủ không được vượt quá 20% số dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.

(3) Nguồn thu hợp pháp khác.

Bao gồm:

- Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

- Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 

quy bao hiem that nghiep


3. Mức đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp thất nghiệp là bao nhiêu?

Một trong những nguồn tài chính lớn hình thành nên quỹ bảo hiểm thất nghiệp chính là khoản tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng của người lao động và người sử dụng lao động.

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, việc đóng bảo hiểm thất nghiệp là trách nhiệm của cả người lao động và người sử dụng lao động. Đối tượng cụ thể phải đóng và mức đóng được quy định như sau:

Đối tượng

Mức  đóng

Người lao động: Là người làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên, trừ người đang hưởng lương hưu, người là giúp việc gia đình

Mức đóng = 1% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp

Người sử dụng lao động:

Chỉ bao gồm:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân.

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác.

- Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên.

Mức đóng = 1% x Quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Xem chi tiết mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất.


4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được chi cho mục đích gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật Việc làm năm 2013, quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng cho các mục đích chi sau đây:

(1) Chi trả trợ cấp thất nghiệp

Đây là khoản tiền chi trả cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa tìm được việc làm.

Xem chi tiết điều kiện và cách tính trợ cấp thất nghiệp tại đây.

(2) Chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Khoản tiền này được thanh toán cho người sử dụng lao động nhằm hỗ trợ một phần kinh phí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của người lao động tại doanh nghiệp.

(3) Hỗ trợ học nghề.

Khoản tiền này được chi cho người lao động thất nghiệp tham gia khóa đào tạo nghề.

Bạn đọc có thể xem thêm bài viết: Hỗ trợ học nghề: Toàn bộ quy định cần biết

(4) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động

Người lao động thất nghiệp sẽ được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm. Những chi phí liên quan đến hoạt động này được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

(5) Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí bởi được quỹ bảo hiểm thất nghiệp đóng tiền bảo hiểm y tế.

(6) Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp.

(7) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến quỹ bảo hiểm thất nghiệp mà không phải ai cũng biết. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.

Bảo hiểm thất nghiệp Nhơn Trạch: Địa chỉ ở đâu? Liên hệ theo số nào?

Bảo hiểm thất nghiệp Nhơn Trạch: Địa chỉ ở đâu? Liên hệ theo số nào?

Bảo hiểm thất nghiệp Nhơn Trạch: Địa chỉ ở đâu? Liên hệ theo số nào?

Là một huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, với sự phát triển kinh tế của mình, Nhơn Trạch cũng thu hút hàng ngàn lao động mỗi năm. Sau đây là những thông tin mà người lao động không nên bỏ qua nếu có nhu cầu nhận bảo hiểm thất nghiệp tại huyện Nhơn Trạch.

Thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT: Điều kiện, mức hưởng 2023

Thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT: Điều kiện, mức hưởng 2023

Thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT: Điều kiện, mức hưởng 2023

Thông thường, người bệnh tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được trừ trực tiếp chi phí BHYT khi xuất viện nhưng cũng có trường hợp phải thanh toán viện phí trước, sau đó mới được thanh toán lại một phần tiền bảo hiểm. Vậy điều kiện để được thanh toán trực tiếp BHYT là gì?

Từ 01/7/2023: Người bị TNLĐ, BNN và thân nhân nhận thêm quyền lợi

Từ 01/7/2023: Người bị TNLĐ, BNN và thân nhân nhận thêm quyền lợi

Từ 01/7/2023: Người bị TNLĐ, BNN và thân nhân nhận thêm quyền lợi

Do ảnh hưởng của việc tăng lương cơ sở nên từ ngày 01/7/2023, quyền lợi của những người lao động lao động bị tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) cũng tăng lên đáng kể. Nội dung chi tiết về những thay đổi trong thời gian tới sẽ được LuatVietnam đề cập trong bài viết sau.

Người lao động qua đời khi không có người thân: Ai hưởng chế độ tử tuất?

Người lao động qua đời khi không có người thân: Ai hưởng chế độ tử tuất?

Người lao động qua đời khi không có người thân: Ai hưởng chế độ tử tuất?

Thông thường, nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) không may qua đời, thân nhân của người đó sẽ là được hưởng chế độ tử tuất. Tuy nhiên, nếu người lao động qua đời mà không có người thân thì chế độ này sẽ được thanh toán cho ai?