Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp chính xác mà đơn giản

Sau khi nghỉ việc ở công ty cũ, người lao động có nhu cầu rất lớn trong việc làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp để có thu nhập trang trải cuộc sống. Vậy cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp hiện nay đang được quy định như thế nào?


1. Cứ nghỉ việc là được lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp?

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm, người lao động sau khi nghỉ việc không đương nhiên được lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp mà phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Đã chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

Trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hoặc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.

- Đã nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm đúng hạn (trong 03 tháng từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động).

- Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm nhưng vẫn chưa tìm được việc làm mới.

Không tính cho trường hợp người lao động đi nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; bị tạm giam, phạt tù; chết; bị đi xuất khẩu lao động,…

cach tinh tien bao hiem that nghiep


2. Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp đơn giản

2.1. Công thức tính tiền trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính theo công thức sau:

Trợ cấp thất nghiệp/tháng

=

60%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Trong đó: Mức trợ cấp thất nghiệp bị giới hạn mức tối đa như sau:

- Người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng = 5 x Lương cơ sở = 5 x 1,49 triệu đồng = 7,45 triệu đồng/tháng

- Người lao động làm việc tại doanh nghiệp thông thường:

Mức hưởng tối đa/tháng = 5 x Mức lương tối thiểu vùng

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Do đó, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng của người lao động làm việc trong doanh nghiệp được tính như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng

(đồng/tháng)

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa

(đồng/tháng)

Vùng I

4.680.000

23.400.000

Vùng II

4.160.000

20.800.000

Vùng III

3.640.000

18.200.000

Vùng IV

3.250.000

16.250.000

2.2. Cách xem tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 58 Luật Việc làm năm 2013, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cũng chính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của người đó.

Trong đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bị giới hạn ở mức sau:

-  Người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất =  20 tháng lương cơ sở

- Người lao động làm việc tại doanh nghiệp thông thường:

Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất =  20 tháng lương tối thiểu vùng

Để biết chính xác mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình, người lao động có thể tra cứu theo hai cách sau:

Cách 1: Xem quá trình đóng tại Trang thông tin điện tử của BHXH Việt Nam

Link tra cứu: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx

cach tinh tien bao hiem that nghiep

Cách 2: Xem thông tin quá trình đóng trên ứng dụng VssID

Tại giao diện Quản lý cá nhân >> Chọn Quá trình tham gia >> Chọn BHTN

cach tinh tien bao hiem that nghiep

2.3. Cách xác định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp 

Theo khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người đó. Cụ thể:

- Cứ đóng đủ 12 đến 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.

- Cứ đóng đủ thêm 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp

- Tổng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa: Không quá 12 tháng.

Lưu ý: Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng mà có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó sẽ được bảo lưu để làm căn cứ tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng hưởng.

Ví dụ 1: Anh A có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 50 tháng thì khi nghỉ việc, anh A sẽ được hưởng 4 tháng trợ cấp thất nghiệp (tương đương 48 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) và được bảo lưu 02 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng sau.

2.4. Ví dụ minh họa

Chị B đóng bảo hiểm thất nghiệp được 52 tháng với mức lương bình quân 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc là 05 triệu đồng/tháng.

Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp của chị B được xác định như sau:

- 36 tháng đầu tiên, chị B được hưởng 03 tháng trợ cấp.

- 12 tháng tiếp theo, chị B được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.

- 04 tháng dư còn lại, chị B được bảo lưu để cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.

Như vậy, chị B sẽ được hưởng 04 tháng trợ cấp thất nghiệp và mức hưởng mỗi tháng như sau:

Tiền trợ cấp thất nghiệp/tháng = 5 triệu đồng x 60% = 3 triệu đồng/tháng.


3. Tiền bảo hiểm thất nghiệp được chi trả thế nào?

Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, cơ quan BHXH sẽ thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động theo từng tháng.

Hằng tháng, người lao động còn phải đi thông báo tình hình tìm kiếm việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm theo đúng lịch hẹn thì mới được hưởng trợ cấp của tháng đó, nếu không sẽ bị tạm dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp (theo khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 53 Luật Việc làm năm 2013).

Căn cứ khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm, trường hợp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà được xác định là có việc làm, người lao động sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa hưởng hết của người lao động sẽ được bảo lưu để cộng dồn cho lần hưởng sau.

Thời gian đóng được bảo lưu sẽ được xác định như sau:

Thời gian bảo lưu

=

Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

-

Số tháng đã nhận trợ cấp thất nghiệp

x

12

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp. Nếu gặp khó khăn trong việc tính toán, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(9 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Từ trần khi đang hưởng lương hưu, người thân được nhận khoản tiền nào?

Từ trần khi đang hưởng lương hưu, người thân được nhận khoản tiền nào?

Từ trần khi đang hưởng lương hưu, người thân được nhận khoản tiền nào?

Lương hưu không chỉ là khoản thu nhập giúp người lao động trang trải cuộc sống về già, đây có khi còn là nguồn tài chính của cả một gia đình. Vậy nếu người lao động mất khi đang hưởng lương hưu, người thân của họ có được hưởng quyền lợi gì không?

Bảo hiểm thất nghiệp quận 12: Địa chỉ ở đâu? Làm hồ sơ thế nào?

Bảo hiểm thất nghiệp quận 12: Địa chỉ ở đâu? Làm hồ sơ thế nào?

Bảo hiểm thất nghiệp quận 12: Địa chỉ ở đâu? Làm hồ sơ thế nào?

Tại thành phố Hồ Chí Minh, vẫn có nhiều người lao động sau khi thất nghiệp không biết đến đâu để thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ bao gồm những gì,… Sau đây là những thông tin không thể bỏ qua khi làm bảo hiểm thất nghiệp Quận 12.