Người nước ngoài có được tham gia BHYT hộ gia đình?

Để giảm bớt chi phí khi đi khám chữa bệnh, hầu hết người lao động tự do đều chọn mua bảo hiểm y tế (BHYT) theo hình thức hộ gia đình. Vậy người nước ngoài có được có được tham gia BHYT theo hình thức này không?


1. BHYT hộ gia đình có áp dụng cho người nước ngoài?

BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Với hình thức BHYT hộ gia đình, Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 38 Luật Cư trú 2020 sửa đổi bổ sung Luật BHYT đã liệt kê cụ thể các đối tượng tham gia bao gồm:

- Những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp, trừ những người thuộc nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng, do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách Nhà nước đóng, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc do người sử dụng lao động đóng.

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành.

- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội, trừ đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc mà không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng.

Căn cứ vào các đối tượng trên, có thể thấy, người nước ngoài cũng có thể đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình nếu đã đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại chỗ ở hợp pháp. 

nguoi nuoc ngoai co duoc tham gia bhyt ho gia dinh


2. Mức đóng BHYT hộ gia đình đối với người nước ngoài là bao nhiêu?

Theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT của các thành viên trong hộ gia đình được xác định:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

- Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

- Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Hiện nay, mức lương cơ sở đang được áp dụng là 1,8 triệu đồng. Do đó, mức đóng BHYT của người nước ngoài khi tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình như sau:

Thành viên hộ gia đình

Mức đóng

Người thứ 1

81.000 đồng/tháng

Người thứ 2

56.700 đồng/tháng

Người thứ 3

48.600 đồng/tháng

Người thứ 4

32.400 đồng/tháng

Người thứ 5 trở đi

26.820 đồng/tháng

Xem thêm: Mức đóng BHYT của người nước ngoài bao nhiêu?


3. Người nước ngoài mua BHYT hộ gia đình ở đâu?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH, đại lý thu hoặc cơ quan BHXH sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình và cũng là nơi cấp thẻ cho người tham gia BHYT theo hình thức này.

Để biết địa chỉ đại lý thu gần nhất, cá nhân nước ngoài có thể tra cứu tại link sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/diem-thu-dai-ly.aspx

tra cuu dia diem thu

Chọn địa phương mà người muốn tham gia BHYT đang cư trú. Chọn tiếp Tôi không phải là người máy, rồi ấn Tra cứu để biết địa điểm thu gần nhất.

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH, việc tham gia BHYT của người nước ngoài theo hình thức hộ gia đình được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền

- Địa điểm nộp hồ sơ: Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH (Đại lý thu phải hoàn thiện hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH).

- Đóng tiền BHYT theo mức của đối tượng tham gia.

Bước 3: Nhận thẻ BHYT

Người nước ngoài nhận thẻ BHYT tại nơi mình đã nộp hồ sơ.

Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.

Xem thêm: Mua BHYT ở đâu? Thủ tục thế nào?

Trên đây là giải đáp liên quan đến việc người nước ngoài có được tham gia BHYT hộ gia đình ở Việt nam hay không. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 19006192 để được hỗ trợ.

>> Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì? Mức đóng, mức hưởng?

>> Có phải mua BHYT hộ gia đình cho tất cả thành viên?

>> Mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.

7 điểm tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP. HCM

7 điểm tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP. HCM

7 điểm tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP. HCM

Trợ cấp thất nghiệp là nguồn thu nhập đáng kể giúp người lao động ổn định cuộc sống khi nghỉ việc. Để hưởng trợ cấp, người lao động bắt buộc phải nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm. Vậy người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) phải đến đâu để nộp hồ sơ?

Hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Toàn bộ quyền lợi và thủ tục nhận

Hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Toàn bộ quyền lợi và thủ tục nhận

Hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Toàn bộ quyền lợi và thủ tục nhận

Bảo hiểm thất nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp khi tham gia, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ và tận dụng được hết những quyền lợi này. Dưới đây LuatVietnam sẽ tổng hợp toàn bộ quyền lợi được hưởng của người tham gia.