Nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm: Các khoản tiền được nhận

Thực tế có không ít lao động nữ dù đang trong thời gian nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm. Một phần là vì lý do công việc, hai là có thêm thu nhập. Sau đây là những khoản tiền mà người lao động nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm được nhận.


1. Nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm, pháp luật yêu cầu điều kiện gì?

Theo quy định hiện hành, lao động nữ đang nghỉ thai sản có thể quay trở lại làm việc nếu đáp ứng đủ điều kiện tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

(1) Đã nghỉ thai sản được ít nhất 04 tháng.

(2) Có xác nhận về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền

(3) Người lao động phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mỗi lao động nữ khi sinh con đều được nghỉ thai sản với tổng thời gian là 06 tháng, trong đó, thời gian nghỉ trước khi sinh không được quá 02 tháng.

Do đó, nếu thời gian nghỉ thai sản còn khoảng 02 tháng, người lao động có thể sớm quay trở lại công ty làm việc.

Nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm có được không?
Nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm có được không? (Ảnh minh họa)

2. 3 khoản tiền dành cho lao động nữ nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm

Theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật lao động năm 2019, lao động nữ nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm sẽ được nhận các khoản tiền sau đây:

(1) Tiền lương tương ứng với những ngày làm việc.

Tiền lương được trả theo thỏa thuận ghi nhận trong hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Số tiền này do người sử dụng lao động chi trả cho người lao động.

(2) Tiền trợ cấp thai sản.

Lao động nữ chưa nghỉ hết thời gian thai sản mà đã đi làm vẫn tiếp tục được chi trả trợ cấp thai sản. Tiền trợ cấp thai sản sẽ do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động.

Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng trợ cấp thai sản trong thời gian đi làm được tính như sau:

Trợ cấp thai sản

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ thai sản

x

Số tháng

(3) Mỗi ngày được nghỉ 01 tiếng được nhận đủ lương hoặc làm đủ thời gian và nhận thêm tiền.

Theo khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và vẫn được trả đủ tiền lương của ngày làm việc đó.

Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý cho làm việc thì người này được trả thêm tiền lương tương ứng với thời gian được nghỉ (theo điểm c khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

Khoản tiền được nhận khi nghỉ thai sản mà vẫn đi làm
Khoản tiền được nhận khi nghỉ thai sản mà vẫn đi làm (Ảnh minh họa)

3. Nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm, cần chú ý gì?

Ngoài vấn đề tiền lương và trợ cấp thai sản, người lao động nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm cần chú ý một số vấn đề sau đây:

- Phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Theo điểm 6.3 khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, lao động nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản mà quay lại làm việc sớm thì cả người lao động và đơn vị sử dụng lao động đều phải đóng các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.

Quyền lợi này được đề cập tại điểm b khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không bị bố trí làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp người đó đồng ý.

Trên đây là những quyền lợi đối với người lao động nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.

Đóng bảo hiểm xã hội vào ngày nào? 1 tháng làm mấy ngày thì phải đóng BHXH?

Đóng bảo hiểm xã hội vào ngày nào? 1 tháng làm mấy ngày thì phải đóng BHXH?

Đóng bảo hiểm xã hội vào ngày nào? 1 tháng làm mấy ngày thì phải đóng BHXH?

Hằng tháng, người lao động và doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội vào ngày nào? Người lao động đi làm không đủ tháng thì có đóng bảo hiểm xã hội tháng đó không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.