Lao động nữ được nghỉ dưỡng thai tối đa bao nhiêu ngày?

Do ảnh hưởng sức khỏe trong thời gian thai nghén, nhiều lao động nữ đã buộc phải nghỉ làm để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ. Vậy theo quy định hiện hành, lao động nữ được nghỉ dưỡng thai tối đa bao nhiêu ngày?


Thời gian nghỉ dưỡng thai của lao động nữ tối đa là bao lâu?

Căn cứ khoản 3 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT, lao động nữ phải nghỉ làm để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ sẽ được cấp một trong các giấy tờ sau đây:

- Trường hợp đã nghỉ việc và phải điều trị ngoại trú: Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

Thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được xác định theo tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.

- Trường hợp đang đóng BHXH bắt buộc và phải điều trị ngoại trú: Cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Số ngày nghỉ ghi trên giấy này được căn cứ theo tình trạng sức khỏe của lao động nữ nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.

- Trường hợp phải giám định sức khỏe để nghỉ dưỡng thai: Cấp biên bản giám định y khoa

Thời hạn nghỉ dưỡng thai được thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.

- Trường hợp phải điều trị nội trú: Cấp giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.

Nếu lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì tại phần ghi chú của giấy ra viện, bác sĩ ghi thêm số ngày nghỉ nhưng cũng chỉ tối đa đến 30 ngày và phải ghi rõ là nghỉ “để dưỡng thai”.

Theo đó, mỗi loại giấy được cấp cho lao động nghỉ dưỡng thai thường chỉ có thời hạn là 30 ngày. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT cũng nêu rõ:

Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Như vậy, nếu lao động nữ cần nghỉ dưỡng thai nhiều hơn 30 ngày thì có thể tiến hành tái khám để được cấp giấy nghỉ dưỡng thai mới.

Từ đó, có thể thấy, thời gian nghỉ dưỡng thai tối đa của lao động nữ không bị giới hạn số ngày nghỉ. Chỉ cần sức khỏe còn yếu và được bác sĩ chỉ định nghỉ dưỡng thai thì lao động nữ vẫn được tiếp tục nghỉ dưỡng thai. 

nghi duong thai toi da bao nhieu ngay


Thời gian nghỉ dưỡng thai tối thiểu để tính chế độ thai yếu là mấy ngày?

Theo khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ sẽ được nới điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Thay vì phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, lao động nữ nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ chỉ cần đóng BHXH từ đủ 03 tháng trong 12 tháng trước khi sinh, đồng thời trước đó đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên là đã có thể được hưởng chế độ thai sản.

Vậy theo quy định hiện nay, người lao động phải nghỉ dưỡng thai tối thiểu bao lâu thì mới được tính hưởng chế độ thai sản với điều kiện nêu trên?

Về vấn đề này, điểm b Mục 2 Công văn 3432/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn như sau:

b) Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn không quy định thời gian tối thiểu nghỉ dưỡng thai để được hưởng chế độ thai sản theo điều kiện quy định nêu trên.

Có thể thấy, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về thời gian tối thiểu nghỉ dưỡng thai để được hưởng chế độ thai sản với điều kiện về thời gian đóng BHXH ngắn hơn.

Như vậy, lao động nữ chỉ cần có thời gian nghỉ dưỡng thai và có giấy tờ chứng nhận việc nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh thì đều được tính hưởng chế độ thai sản theo điều kiện của trường hợp thai yếu phải nghỉ dưỡng thai.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ dưỡng thai tối đa bao nhiêu ngày?” Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc bấm gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> Nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ: 5 thắc mắc thường gặp

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.

Nghỉ dưỡng sức sau sẩy thai: Được nghỉ mấy ngày? Nhận bao nhiêu tiền?

Nghỉ dưỡng sức sau sẩy thai: Được nghỉ mấy ngày? Nhận bao nhiêu tiền?

Nghỉ dưỡng sức sau sẩy thai: Được nghỉ mấy ngày? Nhận bao nhiêu tiền?

Sau khi sẩy thai, sức khỏe của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cần có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, điều dưỡng. Do đó, sau khi nghỉ hưởng chế độ thai sản, lao động nữ còn có thể được giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức sau sẩy thai.