Lương đóng bảo hiểm xã hội: 5 thông tin cần biết

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) quyết định trực tiếp đến mức hưởng các chế độ BHXH của người lao động như: chế độ thai sản; chế độ ốm đau; chế độ hưu trí… Thế nhưng, vẫn nhiều người băn khoăn về mức lương này.

1. Lương đóng BHXH có phải là lương thực nhận?

Người lao động được người sử dụng lao động trả cho mức lương 5 triệu đồng/tháng; 6 triệu đồng/tháng; 10 triệu đồng/tháng… và cho rằng đó cũng chính là mức lương đóng BHXH của mình.

Sự thật không phải thế. Lương đóng BHXH không phải là lương mà người lao động được nhận hàng tháng, trong mọi trường hợp. Đây là một mức lương do người sử dụng lao động quyết định, đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và không cao hơn 20 lần lương cơ sở.


2. Đóng BHXH toàn bộ lương có được không?

Cá biệt có một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài nhằm giữ chân nhân viên đã sẵn sàng đóng BHXH theo mức lương thực tế của người đó.

Ví dụ: Lương của anh A là 20 triệu/tháng và công ty đóng BHXH cho anh cũng với mức 20 triệu/tháng

Điều này là không sai. Và dĩ nhiên, mức lương đóng BHXH càng cao thì mức hưởng các chế độ cũng càng cao. Tuy nhiên, dù đóng BHXH cho người lao động toàn bộ lương, nhưng mức đóng này vẫn bị khống chế là “không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở” (khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức lương đóng BHXH chỉ có thể tối đa là 29,8 triệu đồng/tháng.

luong dong bao hiem xa hoi

Lương đóng bảo hiểm xã hội: 5 thông tin cần biết (Ảnh minh họa)


3. Tiền lương đóng BHXH không chỉ bao gồm lương?

Khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hiện nay bao gồm mức lương, phụ cấp lương (phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp thu hút; phụ cấp chức vụ, chức danh…); Các khoản bổ sung khác.

Như vậy, tiền lương đóng BHXH không chỉ bao gồm lương mà còn gồm phụ cấp và các khoản bổ sung khác.


4. Lương đóng BHXH có phải là lương cơ bản?

Hiện nay, theo các văn bản hiện hành, không tồn tại khái niệm “lương cơ bản”. Đây là cách gọi thông thường của nhiều người lao động. Trong đó, có nhiều người cho rằng lương cơ bản chính là mức lương đóng BHXH.

Tuy nhiên, như phân tích ở mục 4., lương đóng BHXH không chỉ bao gồm tiền lương mà còn bao gồm các khoản phụ cấp và các khoản bổ sung khác.

Trong khi đó, lương cơ bản được hiểu là mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được, không bao gồm phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác.


5. Đóng BHXH tự nguyện dựa trên mức lương nào?

Nhiều người băn khoăn về mức lương đóng BHXH tự nguyện. Thực tế, việc đóng BHXH tự nguyện không dựa trên mức lương, mà chính xác hơn là dựa trên mức thu nhập của người tham gia.

Theo khoản 1 Điều 10 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng của người tham gia là 22% mức thu nhập.

Trong đó, mức thu nhập do người tham gia tự lựa chọn, nhưng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng/người/tháng) và tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở (tương ứng 29,8 triệu đồng/tháng).

Trên đây là phân tích của LuatVietnam về lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, nhằm giải đáp thắc mắc của bạn đọc về những vấn đề xung quanh tiền lương này. Nếu còn băn khoăn, bạn đọc vui lòng gọi: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.

Chế độ ốm đau cho người lao động làm việc bán thời gian từ ngày 01/7/2025

Chế độ ốm đau cho người lao động làm việc bán thời gian từ ngày 01/7/2025

Chế độ ốm đau cho người lao động làm việc bán thời gian từ ngày 01/7/2025

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025 đã mở rộng thêm nhiều đối tượng được hưởng chế độ ốm đau so với Luật hiện hành. Cùng tìm hiểu chế độ ốm đau cho người lao động làm việc bán thời gian từ thời điểm Luật mới có hiệu lực.