Lao động nước ngoài di chuyển nội bộ có phải đóng BHXH?

Các tập đoàn lớn đa quốc gia tại Việt Nam thường xuyên có người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ sang làm việc. Vậy lao động nước ngoài di chuyển nội bộ có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH)?


Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có được đóng BHXH?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (thay thế Nghị định 11/2016/NĐ-CP), những người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp được hiểu là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của 01 doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại tại Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước ít nhất 12 tháng liên tục.

Về vấn đề tham gia BHXH của người nước ngoài, khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia BHXH bắt buộc nếu có đồng thời hai điều kiện sau:

- Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề.

- Có hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Cùng với đó, điểm a khoản 2 Điều này cũng nêu rõ:

2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Như vậy, những lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc.

lao dong nuoc ngoai di chuyen noi bo co phai dong BHXH


Lao động nước ngoài di chuyển nội bộ có phải đóng BHYT?

Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP chỉ quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng như sau:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.

2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Quy định này không nói rõ người lao động nước ngoài thuộc diện di chuyển nội bộ có phải đóng BHYT hay không nên đã gây nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Tại Công văn số 389/BYT-BH ngày 31/01/2020 của Bộ Y tế trả lời BHXH Việt Nam về vướng mắc đóng BHYT cho nhóm đối tượng trên, Bộ này khẳng định người lao động nước ngoài thuộc diện di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp không thuộc đối tượng tham gia BHYT.

Bộ Y tế đưa ra 02 lý do cho hướng dẫn này như sau:

- Thứ nhất, khoản 2 Điều 1 Luật BHYT quy định phạm vi áp dụng của luật này đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến BHYT nhưng Điều 12 Luật này chưa quy định cụ thể đối tượng lao động nước ngoài di chuyển nội bộ có cần tham gia BHYT hay không.

- Thứ hai, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP chưa quy định rõ cơ chế áp dụng đối với nhóm đối tượng lao động nước ngoài di chuyển nội bộ.

Như vậy, có thể khẳng định, người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ sẽ không phải đóng BHYT.

Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi: “Lao động nước ngoài di chuyển nội bộ có phải đóng BHXH?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

>> Người nước ngoài có được tham gia BHXH tự nguyện?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?