Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu được hưởng chế độ thai sản?

Chế độ thai sản là một trong những chế độ cơ bản mà người lao động nào tham gia bảo hiểm cũng có nhu cầu hưởng khi sinh con. Vậy đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu được hưởng chế độ thai sản?

1. Ai được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hiện nay người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam có độ tuổi từ đủ 15 trở lên, đồng thời không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Còn theo khoản 4 Điều 2 Luật BHXH 2024, số 41/2024/QH15 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:

- Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và không phải là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng;

- Đối tượng dưới đây đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian này:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên...
  • Cán bộ, công chức, viên chức

Khoản 1 Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 cũng đã liệt kê cụ thể một số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:

- Người lao động làm việc theo diện hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, khu phố, tổ dân phố.

- Người lao động làm giúp việc gia đình.

- Người tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng không hưởng tiền lương.

- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công khi làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Người nông dân, người lao động tự tạo ra việc làm để có thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Người lao động đã đủ tuổi nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu.

- Những người lao động khác.

Thực tế, phần lớn những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là những người lao động tự do. Họ đóng bảo hiểm chủ yêu nhằm mục đích hưởng lương hưu khi về già.

Ai được đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Ai được đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện? (Ảnh minh họa)

2. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu được hưởng chế độ thai sản?

Căn cứ Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội, hiện hành chế độ thai sản chỉ áp dụng đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên dù đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trong bao lâu thì người lao động vẫn không được giải quyết hưởng chế độ thai sản.

Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì từ 01/7/2025, người tham gia BHXH tự nguyện cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Cụ thể, tại điều 94 Luật này,  quy định, đối tượng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con được hưởng trợ cấp thai sản khi thuộc một trong 02 trường hợp sau đây:

- Lao động nữ sinh con;

- Lao động nam có vợ sinh con.

Như vậy, lao động nữ/lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con/vợ sinh con thì được hưởng trợ cấp thai sản.

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu được hưởng chế độ thai sản?
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu được hưởng chế độ thai sản? (Ảnh minh họa)

3. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng quyền lợi gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ bao gồm 02 chế độ là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

Còn theo khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

  • Trợ cấp thai sản;
  • Hưu trí;
  • Tử tuất;
  • Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất, trợ cấp thai sản và bảo hiểm tai nạn lao động.

- Trợ cấp thai sản: Mức trợ cấp thai sản là 2.000.000 đồng/con được sinh ra và mỗi thai từ 22 tuần tuổi trở lên chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ.(Điều 95 Luật BHXH 2024).

- Hưu trí: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên.(Điều 98 Luật BHXH 2024)

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được giải quyết lương hưu hoặc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.

- Tử tuất: Đối tượng hưởng chế độ tử tuất của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bị chết là tổ chức, cá nhân lo mai táng; thân nhân theo quy định (Điều 108 Luật BHXH 2024)

- Bảo hiểm tai nạn lao động: Thực hiện theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu được hưởng chế độ thai sản?” Nếu còn thắc mắc về bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 của LuatVietnam để được hỗ trợ sớm nhất.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Theo Luật BHXH 2024, chế độ trợ cấp hưu trí xã hội là gì? Ai được hưởng?

Theo Luật BHXH 2024, chế độ trợ cấp hưu trí xã hội là gì? Ai được hưởng?

Theo Luật BHXH 2024, chế độ trợ cấp hưu trí xã hội là gì? Ai được hưởng?

Luật Bảo hiểm xã hội mới năm 2024 có bổ sung nhiều chính sách đáng chú ý dành cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Trong đó có chế độ trợ cấp hưu trí. Vậy chế độ trợ cấp hưu trí là gì? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý

Điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý

Điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực từ 01/07/2025 với nhiều nội dung mới tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và người lao động. Bài viết tổng hợp những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý, mời bạn đọc theo dõi.