Điều tra bệnh nghề nghiệp được thực hiện trong trường hợp nào?

Nhằm xác định nguyên nhân gây ra bệnh mãn tính cho người lao động để giải quyết chế độ cho chính xác, việc điều tra bệnh nghề nghiệp là điều cần thiết. Vậy những trường hợp nào cần phải điều tra bệnh nghề nghiệp?


1. Điều tra bệnh nghề nghiệp được tiến hành trong trường hợp nào?

Điều 14 Thông tư 28/2016/TT-BYT đã liệt kê cụ thể các trường hợp điều tra bệnh nghề nghiệp bao gồm:

* Điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp:

Tiến hành khi:

- Người lao động yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp có liên quan đến bản thân mà chưa được giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.

- Người sử dụng lao động có yêu cầu.

- Doanh nghiệp xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc nhiều người bị ốm, mắc bệnh trong cùng một thời điểm.

- Kết quả quan trắc môi trường lao động vượt giới hạn cho phép nhưng không có người lao động được phát hiện bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc doanh nghiệp không thực hiện quan trắc môi trường và khám sức khỏe cho người lao động.

- Cơ quan Bảo hiểm xã hội có yêu cầu.

* Điều tra lại bệnh nghề nghiệp:

Tiến hành khi:

- Tổ chức, cá nhân kiến nghị về kết quả điều tra bệnh nghề nghiệp.

- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất.

* Điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp:

Tiến hành khi tổ chức, cá nhân có kiến nghị về kết quả điều tra lại bệnh nghề nghiệp.


2. Thời hạn điều tra bệnh nghề nghiệp là bao lâu?

Khoản 1 Điều 18 Thông tư 28/2016/TT-BYT đã quy định về thời hạn điều tra bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Thời hạn Điều tra: Không quá 45 ngày kể từ ngày quyết định thành lập đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp có hiệu lực thi hành.

Như vậy, sau khi được thành lập, đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp sẽ phải tiến hành điều tra trong thời hạn tối đa 45 ngày.

Trong đó, việc thành lập đoàn thanh tra bệnh nghề nghiệp lần đầu sẽ do Giám đốc Sở Y tế, lãnh đạo các bộ, ngành; Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế quyết định.

Đối với việc thành lập đoàn điều tra lại bệnh nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế sẽ là người quyết định.

Trường hợp điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp thì lãnh đạo Bộ Y tế sẽ quyết định thành lập đoàn điều tra. 
dieu tra benh nghe nghiep


3. Quy trình điều tra bệnh nghề nghiệp thực hiện thế nào?

Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 18 Thông tư 28/2016/TT-BYT, quy trình điều tra bệnh nghề nghiệp tiến hành đoàn điều tra tiến hành như sau:

Bước 1: Xem xét hiện trường cơ sở lao động.

Bước 2: Thu thập vật chứng, tài liệu có liên quan đến bệnh nghề nghiệp: Lấy mẫu để phân tích, nhận định làm căn cứ xác định yếu tố gây bệnh;

Bước 3: Xem xét hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp.

Bước 4: Phỏng vấn trực tiếp người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng có liên quan đến việc quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của doanh nghiệp.

Bước 5: Tổ chức khám và làm xét nghiệm cần thiết với người lao động nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp (nếu cần).

Bước 6: Thực hiện các nội dung khác do Trưởng đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp chỉ định.

Bước 7: Sau khi hoàn thành điều tra, tổ chức họp công bố biển bản điều tra tai nạn lao động tại doanh nghiệp.

Bước 8: Lập biên bản cuộc họp với đầy đủ chữ ký của những thành viên đã tham dự họp.

Bước 9: Gửi biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp và biên bản cuộc họp công bố tới các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp và người lao động.

Thời hạn: 05 ngày làm việc tính từ ngày công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.


4. Chi phí điều tra bệnh nghề nghiệp do ai thanh toán?

Theo Điều 20 Thông tư 28/2016/TT-BYT, kinh phí đảm bảo hoạt động của đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp được thực hiện như sau:

- Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thành lập: Kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước bảo đảm.

- Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có kiến nghị điều tra thành lập: Kinh phí hoạt động do tổ chức, cá nhân có kiến nghị thanh toán.

Trên đây là một số thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động điều tra bệnh nghề nghiệp. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục