Chính sách bảo hiểm xã hội năm 2023 có gì mới?

Chỉ còn khoảng 02 tháng nữa là kết thúc năm 2022. Sang năm 2023, do ảnh hưởng của quy định tại Bộ luật Lao động 2019 và chính sách tăng lương cơ sở nên chính sách bảo hiểm xã hội năm 2023 cũng những thay đổi đáng kể, tác động lớn đến quyền lợi của người lao động.


1. Tăng độ tuổi nghỉ hưu năm 2023 của toàn bộ lao động

Hiện nay, tuổi nghỉ hưu của người lao động đang được áp dụng theo Điều 169 Bộ luật Lao động:

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh tăng theo lộ trình nhất định cho đến khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu vào năm 2023 của những người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được xác định như sau:

- Lao động nam: Từ đủ 60 tuổi 09 tháng.

- Lao động nữ: Từ đủ 56 tuổi.

Ngoài ra, nếu có thêm các yếu tố như bị suy giảm khả năng lao động; có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,…, người lao động còn có thể nghỉ hưu sớm hơn từ 05 đến 10 tuổi so với độ tuổi nêu trên.


2. Dự kiến tăng mức lương hưu hằng tháng tối thiểu

Hiện Chính phủ đang trình Quốc hội đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng, dự kiến thực hiện từ ngày 01/7/2023.

Song tại phiên họp Quốc hội, thậm chí nhiều đại biểu Quốc hội còn đề nghị tăng lương sớm, ngay từ 01/01/2023 thay vì 01/7 như đề xuất để góp phần giảm bớt khó khăn, bảo đảm đời sống cho người dân.

Nếu đề xuất được thông qua thì mức hưởng lương hưu tối thiểu của những người lao động tham gia BHXH nghỉ hưu vào năm 2023 cũng sẽ được tăng theo.

Bởi theo theo Điều 56 và Điều 71 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia BHXH bắt buộc là bằng mức lương cơ sở.

Do đó, nếu mức lương cơ sở tăng thì mức hưởng lương hưu thấp nhất mà người lao động được nhận khi về hưu cũng sẽ đạt mức 1,8 triệu đồng/tháng (trước đó là 1,49 triệu đồng/tháng).

Thời điểm chính xác được tăng mức hưởng lương hưu tối thiểu vẫn cần chờ vào sự thông qua của Quốc hội, có thể là ngày 01/7/2023 hoặc sớm hơn 06 tháng là ngày 01/01/2023.


3. Sắp tăng trợ cấp BHXH về thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, tử tuất

Việc chuẩn bị tăng lương cơ sở có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách bảo hiểm xã hội năm 2023 với việc tăng đồng loạt các trợ cấp BHXH mà người lao động được hưởng. Theo đó, nếu sang năm 2023, lương cơ sở tăng, các khoản trợ cấp sau đây cũng sẽ tăng theo:

(1) Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Khoản 3 Điều 29 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau được tính như sau:

Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Theo đó, nếu lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng thì mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.

(2) Tăng mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi

Căn cứ Điều 38 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được trợ cấp 1 lần theo mức sau

Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi/con = 2 x Mức lương cơ sở

Lưu ý: Trường hợp sinh người mẹ con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH hoặc người mẹ có tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng thì người cha sẽ được thanh toán loại trợ cấp này.

Sang năm 2023, nếu mức lương cơ sở tăng, mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi của người lao động cũng sẽ tăng từ 2,98 triệu đồng/con lên thành 3,6 triệu đồng/con.

(3) Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Theo khoản 3 Điều 41 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản của lao động nữ được tính như sau:

Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Theo đó, nếu lương cơ sở tăng thì mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản năm 2023 cũng sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.

(4) Tăng mức trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn tới suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% sẽ được nhận trợ cấp 1 lần.

Mức trợ cấp này được bao gồm cả trợ cấp tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH. Trong đó, mức trợ cấp tính theo mức độ suy giảm lao động được xác định như sau:

Trợ cấp = 5 x Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 5) x 0,5 x Mức lương cơ sở

Như vậy, nếu lương cơ sở được tăng như đề xuất, mức trợ cấp 1 lần tính theo mức độ suy giảm lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng từ 7,45 triệu đồng lên 09 triệu đồng nếu suy giảm 5% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 900.000 đồng.

(5) Tăng mức trợ cấp hằng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp dẫn tới suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên sẽ được nhận trợ cấp hằng tháng.

Mức trợ cấp này được bao gồm cả trợ cấp tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH. Trong đó, mức trợ cấp tính theo mức độ suy giảm lao động được xác định như sau:

Trợ cấp/tháng = 30% x Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 31) x 2% x Mức lương cơ sở

Nếu đề xuất tăng lương cơ sở được Quốc hội thông qua thì mức trợ cấp hằng tháng tính theo mức độ suy giảm lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 36.000 đồng/tháng.

(6) Tăng mức trợ cấp phục vụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì được hưởng trợ cấp phục vụ hằng tháng bằng mức lương cơ sở.

Như vậy, nếu tăng lương cơ sở, mức trợ cấp phục vụ cũng sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng.

(7) Tăng mức trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 53  Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân cuẩ người đó sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần như sau:

Trợ cấp 1 lần = 36 x Mức lương cơ sở

Nếu lương cơ sở tăng, mức trợ cấp này sẽ tăng từ 53,64 triệu đồng lên thành 64,8 triệu đồng.

(8) Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật

Căn cứ  Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà quay trở lại làm việc, trong thời gian 30 ngày đầu mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày.

Mức hưởng dưỡng sức sau điều trị/ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Theo đó, nếu lương cơ sở tăng thì mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật năm 2023 cũng sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.

(9) Tăng mức trợ cấp mai táng

Theo Điều 66 Luật BHXH năm 2014, người lao động đang tham gia BHXH, đang bảo lưu quá trình đóng, đang hưởng lương hưu, đang hưởng trợ cấp cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chết thì thân nhân của họ sẽ được nhận trợ cấp mai táng như sau:

Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở

Như vậy, nếu lương cơ sở tăng, mức trợ cấp mai táng sẽ tăng từ 14,9 triệu đồng lên thành 18 triệu đồng.

(10) Tăng mức trợ cấp tuất hằng tháng

Điều 68 Luật BHXH năm 2014 quy định về mức trợ cấp tuất hằng tháng như sau:

- Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng:

Trợ cấp tuất hằng tháng = 70% x Mức lương cơ sở

- Trường hợp còn lại:

Trợ cấp tuất hằng tháng = 50% x Mức lương cơ sở

Sắp tới nếu lương cơ sở tăng, mức trợ cấp tuất hằng tháng cũng tăng từ 1,043 triệu đồng/tháng lên thành 1,26 triệu đồng/tháng đối với thân nhân không có người nuôi dưỡng, còn lại tăng từ 745.000 đồng/tháng lên thành 900.000 đồng/tháng.


4. Đề xuất tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp BHXH

Bên cạnh đề xuất tăng lương cơ sở, Chính phủ cũng đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp BHXH cho đối tượng thuộc ngân sách nhà nước chi trả khoảng 12,5%, đồng thời hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức lương thấp vào năm 2023.

Mức tăng này được Chính phủ tính toán dựa trên mức tăng lương cơ sở cũng như tình hình thực tiễn, để bảm bảo thu nhập cho những người đã nghỉ hưu ở các thời kỳ trước, từ đó thu hẹp khoảng cách chênh lệch về lương hưu.

Do đó, sang năm 2023, những người lao động đã nghỉ hưu trước đó sẽ có cơ hội được tăng đến 12,5% mức hưởng lương hưu đang nhận.


5. Dự kiến tăng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc tối đa

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động.

Trong đó:

* Mức đóng BHXH bắt buộc:

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng người lao động phải đóng BHXH bắt buộc với tỷ lệ là 8%.

Mặt khác, mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc tối đa = 20 x Mức lương cơ sở.

Do đó, nếu lương cơ sở tăng, mức đóng BHXH bắt buộc tối đa sẽ tăng từ 2.384.000 đồng/tháng lên thành 2.880.000 đồng/tháng.

* Mức đóng BHYT:

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng người lao động phải đóng BHYT với tỷ lệ là 1,5%.

Mặt khác, mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHYT tối đa = 20 x Mức lương cơ sở.

Do đó, nếu lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT tối đa sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng.

* Mức đóng BHTN:

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng người lao động phải đóng BHTN với tỷ lệ là 1%.

Trong khi đó, mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHTN tối đa của người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do nhà nước chi trả chỉ bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Do đó, nếu mức lương cơ sở tăng, mức đóng BHTN tối đa của những người lao động này sẽ tăng từ 298.000 đồng/tháng lên thành 360.000 đồng/tháng.


6. Sắp tăng mức đóng BHYT hộ gia đình

Một trong những hệ quả của chính sách tăng lương cơ sở đó chính là việc tăng mức đóng BHYT hộ gia đình. Hiện nay, theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình được quy định như sau:

Thành viên hộ gia đình

Số tiền đóng/tháng

Người thứ nhất

4,5% mức lương cơ sở

Người thứ hai

70% mức đóng của người thứ nhất

Người thứ ba

60% mức đóng của người thứ nhất

Người thứ tư

50% mức đóng của người thứ nhất

Người thứ năm trở đi

40% mức đóng của người thứ nhất

Nếu mức lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2023 sẽ tăng theo với mức tăng cụ thể như sau:

Thành viên hộ gia đình

Mức tăng

Người thứ nhất

Tăng từ 67.050 đồng/tháng lên thành 81.000 đồng/tháng

Người thứ hai

Tăng từ 46.935 đồng/tháng lên thành 56.700 đồng/tháng

Người thứ ba

Tăng từ 40.230 đồng/tháng lên thành 48.600 đồng/tháng

Người thứ tư

Tăng từ 33.525 đồng/tháng lên thành 40.500 đồng/tháng

Người thứ năm trở đi

Tăng từ 26.820 đồng/tháng lên thành 32.400 đồng/tháng

Trên đây là những thông tin mới về chính sách bảo hiểm xã hội năm 2023. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.

Địa chỉ làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp quận Tân Bình

Địa chỉ làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp quận Tân Bình

Địa chỉ làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp quận Tân Bình

Trợ cấp thất nghiệp được xem là một khoản cứu cánh trong lúc người lao động mất việc. Để nhận được khoản tiền này, người lao động sinh sống tại quận Tân Bình hoặc có nhu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại đây có thể đến đâu để nộp hồ sơ?

Từ trần khi đang hưởng lương hưu, người thân được nhận khoản tiền nào?

Từ trần khi đang hưởng lương hưu, người thân được nhận khoản tiền nào?

Từ trần khi đang hưởng lương hưu, người thân được nhận khoản tiền nào?

Lương hưu không chỉ là khoản thu nhập giúp người lao động trang trải cuộc sống về già, đây có khi còn là nguồn tài chính của cả một gia đình. Vậy nếu người lao động mất khi đang hưởng lương hưu, người thân của họ có được hưởng quyền lợi gì không?