Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cho lao động nữ 2024

Hiện nay, lao động nữ sau khi sinh nếu không có đủ sức khoẻ để làm việc thì có thể được nghỉ dưỡng sức sau sinh và hưởng các chế độ tương ứng. Vậy chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cho lao động nữ được quy định như thế nào?

Hiện nay, lao động nữ sau khi sinh nếu không có đủ sức khoẻ để làm việc thì có thể được nghỉ dưỡng sức sau sinh và hưởng các chế độ tương ứng. Vậy chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cho lao động nữ được quy định như thế nào?

1. Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cho lao động nữ 2024

Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cho lao động nữ
Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cho lao động nữ (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, mức hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cho lao động nữ sau thai sản được quy định như sau:

Mức hưởng chế độ dưỡng sức và hồi phục sức khỏe sau sinh của lao động nữ 01 ngày bằng với 30% mức lương cơ sở.

Số tiền mà lao động nữ được hưởng theo chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh được tính dựa trên công thức sau:

Tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh = 30% x Lương cơ sở x Số ngày được nghỉ.

Trong đó, mức lương cơ sở được xác định theo quy định của pháp luật tuỳ vào từng thời gian cụ thể. Mức lương cơ sở kể từ ngày 01/7/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng (theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15).

Số ngày được nghỉ trong chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 là:

- Đối với lao động nữ sinh 01 lần từ 01 con trở lên: Nghỉ tối đa 10 ngày.

- Đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật: Nghỉ tối đa 07 ngày.

- Đối với các trường hợp khác: Nghỉ tối đa 05 ngày.

Dưới đây là ví dụ để bạn đọc có thể hình dung cụ thể:

Lao động nữ sinh con và nghỉ dưỡng sức sau sinh từ ngày 01/3/2024 đến hết ngày 06/3/2024 (tổng số ngày nghỉ dưỡng sức là 06 ngày), thì tiền dưỡng sức sau sinh mà lao động nữ này được nhận sẽ là:

Tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh = 30% x 1.800.000 x 6 = 3.240.000 đồng.

Như vậy, lao động nữ này sẽ được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh với số tiền là: 3.240.000 đồng.

2. Khi nào được nghỉ dưỡng sức sau sinh?

Khi nào được nghỉ dưỡng sức sau sinh?
Khi nào được nghỉ dưỡng sức sau sinh? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, lao động nữ được giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh khi đáp ứng đồng thời các điều kiện dưới đây:

- Đã nghỉ hết thời gian được hưởng chế độ thai sản theo quy định: Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, lao động nữ sinh 01 con được nghỉ theo chế độ thai sản trong 06 tháng. Trong trường hợp sinh đôi trở lên thì cứ từ con thứ 02 trở đi, mỗi một con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Ngay sau khi hết thời gian nghỉ thai sản nêu trên, lao động nữ phải quay trở lại công ty để làm việc.

- Trong vòng 30 ngày đầu lao động nữ trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa được phục hồi: Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc nêu trên được xác định bắt đầu từ ngày kết thời hạn hưởng chế độ thai sản theo quy định mà sức khoẻ của lao động nữ chưa hồi phục (Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH).

Như vậy, khi lao động nữ đã nghỉ hết thời gian thai sản mà sức khoẻ chưa được phục hồi, không thể bảo đảm hoàn thành các công việc thì lao động nữ đó có thể được nghỉ theo chế độ dưỡng sức sau sinh.

3. Thời hạn giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được ban hành kèm Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì trách nhiệm giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh được quy định như sau:

- Trường hợp đơn vị sử dụng lao động đề nghị thì thời hạn giải quyết tối đa là 06 ngày làm việc tính từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ theo quy định.

- Trường hợp người lao động hoặc thân nhân của người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội thì thời hạn giải quyết tối đa là 03 ngày làm việc tính từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ theo quy định.

4. Thủ tục hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh

- Hồ sơ hưởng chế độ:

Căn cứ điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 của Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN được ban hành kèm Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, hồ sơ hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh là Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức sau sinh do đơn vị sử dụng lao động lập (theo mẫu 01B-HSB được ban hành kèm Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019).

- Thời gian thực hiện:

Theo quy định tại Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, trong thời hạn 10 ngày kể từ khi người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh, đơn vị sử dụng lao động phải tiến hành lập hồ sơ để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn tối đa 06 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội tiến hành giải quyết và chi trả tiền chế độ mà người lao động được hưởng theo quy định.

5. Lao động nữ không nghỉ dưỡng sức sau sinh được nhận tiền không?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, theo đó trong trường hợp người lao động nữ không nghỉ việc thì sẽ không được hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ sau sinh. Vì vậy, nếu trên thực tế không nghỉ dưỡng sức sau sinh thì lao động nữ sẽ không được thanh toán tiền theo chế độ này.

Ngoài ra, lao động nữ cũng cần phải biết rằng, trong trường hợp đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con sẽ không được xem xét giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh sau khoảng thời gian được hưởng chế độ khi sinh con.

Trên thực tế, lao động nữ có đủ sức khỏe để đi làm thì cũng đã được người sử dụng lao động chi trả tiền lương tương ứng với những ngày làm việc, từ đó có thể duy trì thu nhập ổn định. Trong khi đó, quỹ bảo hiểm xã hội là để bảo đảm thay thế, bù đắp cho một phần thu nhập của người lao động khi bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập do ốm đau, tai nạn, nghỉ thai sản,...

Vì vậy, không cần thiết chi trả tiền nghỉ dưỡng sau sinh cho những người lao động có đủ sức khoẻ đảm bảo thực hiện các công việc được giao.

Trên đây là những thông tin về Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cho lao động nữ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Hiện nay, thông tin người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động đang được rất nhiều người quan tâm. Liệu điều này có đúng không?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Gần đây, khi nhận được thông tin đóng BHXH tự nguyện chỉ nhận được 02 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 đã khiến nhiều người cho rằng mức nhận như vậy là quá ít. Tuy nhiên thực tế, người đóng BHXH tự nguyện không phải chỉ được nhận 02 triệu tiền thai sản mà còn các chế độ khác nữa.