Bảo hiểm thất nghiệp Quận 4 ở đâu? Số hotline là bao nhiêu?

Trước đó, LuatVietnam đã có bài viết về 07 địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đây là thông tin chi tiết về bảo hiểm thất nghiệp Quận 4 và các thắc mắc liên quan.


1. Địa chỉ bảo hiểm thất nghiệp Quận 4, TP.HCM ở đâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013, nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

Người lao động mất việc có nhu cầu hưởng trợ cấp nghiệp cần đến trung tâm dịch vụ việc làm để nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp trong thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Tại Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh hiện có một địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp với tên gọi là Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4. Địa chỉ như sau:

Địa chỉ: Số 249 Tôn Đản, Phường 15, Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.

Website: http://www.vieclamhcm.net/

Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30 - 11h30/8h00 - 12h00); buổi chiều (13h30 - 17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ, Tết.


2. Số điện thoại bảo hiểm thất nghiệp Quận 4 là số nào?

Theo thông tin chính thức được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh, phương thức liên hệ với Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp quận 4 được ghi nhận như sau:

Đường dây nóng: 028.39415841 hoặc 0905450188 (Chị Quế Phương).

Số Zalo tiếp nhận thông tin: 052.257.4281.

Người lao động có thắc mắc liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp có thể liên lạc trực tiếp đến số hotline của Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp quận 4 hoặc nhắn tin qua Zalo theo số điện thoại cung cấp ở trên. Các cán bộ, nhân viên tại Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4 sẽ tiếp nhận thông tin và giải đáp thắc mắc cho người dân. 

bao hiem that nghiep quan 4


3. Làm bảo hiểm thất nghiệp Quận 4 cần nộp giấy tờ gì?

Theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sửa bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP, hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các loại giấy tờ sau:

Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động có thể in và tự điền mẫu này hoặc có thể đến xin trực tiếp tại Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4.

- Bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính của giấy chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động. Giấy này có thể là hợp đồng lao động đã hết hạn; quyết định thôi việc; quyết định sa thải; thông báo chấm dứt hợp đồng lao động; thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;…

- Bản chính sổ bảo hiểm xã hội đã chốt thời gian đóng.

Người lao động mất việc có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua bưu điện hoặc có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ tại Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4

Lưu ý:

- Nộp trực tiếp: Mang theo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

- Nộp qua bưu điện: Có thêm 01 bản photo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

- Uỷ quyền cho người khác: Có giấy ủy quyền hợp pháp.


4. Không có hộ khẩu Quận 4 nhưng nhận TCTN tại đây được không?

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động sau khi mất việc như sau:

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, người lao động có quyền lựa chọn trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương mà mình muốn nhận. Nói cách khác, người lao động thất nghiệp muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp tại đâu thì có thể nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc ở địa phương đó mà không có bất kì sự giới hạn nào.

Mặt khác trong hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp đã dẫn chiếu ở mục 3 không yêu cầu phải nộp hộ khẩu thường trú.

Do vậy, người lao động có thể tùy chọn nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không cần quan tâm đến hộ khẩu thường trú.

Nói cách khác, người lao động không có hộ khẩu thường trú tại Quận 4 vẫn được phép nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại đây.

Hằng tháng, người lao động bắt buộc phải đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về tình hình tìm kiếm việc làm, nếu chưa tìm được việc, người lao động mới được thanh toán trợ cấp thất nghiệp.

Chính vì vậy, để thuận tiện cho việc hưởng trợ cấp thất nghiệp sau này, LuatVietnam khuyến nghị người lao động nên chọn Chi nhánh bảo hiểm gần nhất để tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.

Trên đây là thông tin về địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. Nếu gặp vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ cũng như việc hưởng trợ cấp, bạn đọc có thể liên hệ ngay tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc? Mức thu năm học 2022 - 2023

Bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc? Mức thu năm học 2022 - 2023

Bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc? Mức thu năm học 2022 - 2023

Với mục đích chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân khi ốm đau, bệnh tật, chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) đã được ra đời. Đối tượng học sinh có bắt buộc phải tham gia loại bảo hiểm này không? Nếu có thì đóng mức phí bao nhiêu?