Bảo hiểm thất nghiệp quận 12: Địa chỉ ở đâu? Làm hồ sơ thế nào?

Tại thành phố Hồ Chí Minh, vẫn có nhiều người lao động sau khi thất nghiệp không biết đến đâu để thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ bao gồm những gì,… Sau đây là những thông tin không thể bỏ qua khi làm bảo hiểm thất nghiệp Quận 12.


1. Bảo hiểm thất nghiệp Quận 12 ở đâu? Số điện thoại liên hệ?

Theo ghi nhận tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013, nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động sau khi mất việc làm là trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

Hiện nay, tại Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 01 địa chỉ tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp là Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12 với địa chỉ và cách thức liên hệ như sau:

Địa chỉ: Số 802 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0918 102 322 (Anh Năm) hoặc 0976 894 141 (Chị Kiều).

Website: http://www.vieclamhcm.net/.

Số Zalo tiếp nhận thông tin: 0344.582.052.

Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30 - 11h30/8h00 - 12h00); buổi chiều (13h30 - 17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ, Tết.

Người lao động có thắc mắc liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp có thể đến trực tiếp đến liên hệ số hotline của Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12 hoặc nhắn tin qua Zalo để được các cán bộ, nhân viên tại đây hỗ trợ giải đáp.

>> Bạn đọc cũng có thể liên hệ ngay số tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được tư vấn chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.


2. Hồ sơ nộp cho bảo hiểm thất nghiệp Quận 12 gồm những gì?

Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sửa bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP nêu rõ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động có thể in và tự điền mẫu này trước hoặc có thể đến xin trực tiếp rồi điền thông tin tại Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12.

- Bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao nhưng có kèm bản chính của giấy xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động như: Hợp đồng lao động hết hạn; quyết định thôi việc; quyết định sa thải; thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động; thông báo chấm dứt hợp đồng lao động; …

- Bản chính sổ bảo hiểm xã hội.

Người lao động có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12 hoặc gửi qua bưu điện hoặc ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ thay.

Lưu ý:

- Trường hợp nộp trực tiếp: Mang thêm Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

- Trường hợp nộp qua bưu điện: Thêm 01 bản photo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

- Trường hợp ủy quyền cho người khác: Thêm giấy ủy quyền hợp pháp.

bao hiem that nghiep quan 12


3. Hướng dẫn cách lấy bảo hiểm thất nghiệp Quận 12

Theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm và hướng dẫn chi tiết tại Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động cần tiến hành các bước sau đây để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Người lao động chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo hướng dẫn nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12.

Thời hạn nộp: Trong 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện hoặc kê khai hồ sơ online tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Xem hướng dẫn chi tiết cách đăng ký bảo hiểm thất nghiệp online.

Bước 3: Nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ của người lao động, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 20 ngày làm việc.

Nếu người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì sẽ ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và gửi quyết định này cho người đó.

Bước 4: Nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.

Thời hạn: 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.


4. Không ở Quận 12, làm thủ tục hưởng trợ cấp tại đây được không?

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP đã có những hướng dẫn về nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Theo quy định trên, người lao động được phép lựa chọn trung tâm dịch vụ việc làm tại bất kì địa phương mà mình muốn nhận. Hay nói cách khác, người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp tại đâu thì có thể nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc ở địa phương đó.

Chính vì vậy, dù không cư trú tại Quận 12 nhưng muốn làm hồ sơ tại Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12 thì người lao động vẫn có quyền nộp hồ sơ tại đây.

Thực tế do hằng tháng, người lao động đều phải đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về tình hình tìm kiếm việc làm nên họ sẽ có xu hướng chọn chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp gần nhất.

Bởi vậy, nên dù không cư trú tại Quận 12 nhưng để thuận tiện cho quá trình thông báo tình hình tìm kiếm việc làm hằng tháng, nhiều người lao động ở nơi khác đã chọn làm thủ tục tại Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12.

Trên đây là những thông tin đáng chú ý liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp Quận 12. Nếu còn vướng mắc về bảo hiểm thất nghiệp, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.

Người tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu? Hết bao nhiêu tiền?

Người tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu? Hết bao nhiêu tiền?

Người tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu? Hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, có rất nhiều người di chuyển đến các tỉnh, thành phố không phải nơi đăng ký thường trú để sinh sống, làm việc tự do. Vì không không thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm y tế theo tổ chức hay được nhà nước hỗ trợ nên rất nhiều người quan tâm đến việc tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu?