Bảo hiểm thất nghiệp Hải Dương ở đâu? Làm sao để nhận tiền?

Là một địa phương có số lượng lớn lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, Hải Dương đang giải quyết rất tốt các chế độ liên quan cho người lao động. Sau đây là những thông tin quan trọng về bảo hiểm thất nghiệp Hải Dương, ai cũng nên biết.


1. Địa chỉ bảo hiểm thất nghiệp Hải Dương ở đâu?

Theo khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm năm 2013, người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ thì phải nộp hồ sơ cho Trung tâm dịch vụ việc làm do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập.

Tại địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay chỉ có duy nhất 01 một địa chỉ tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là Trung tâm dịch vụ việc làm Hải Dương.

Địa chỉ: Đường An Định (chân cầu vượt Đồng Niên), phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 1900.6128 (bấm thêm phím 1) hoặc 02203.848.16.

Website: http://gioithieuvieclam.vn/

Facebook: Trung tâm Dịch vụ việc làm Hải Dương | Facebook

Email: [email protected]

Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30 - 11h30/8h00 - 12h00); buổi chiều (13h30 - 17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ, Tết.

Theo đó, người lao động có nhu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh Hải Dương thì có thể đến địa chỉ nêu trên để nộp hồ sơ hưởng chế độ.


2. Tổng đài giải đáp thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp Hải Dương

Theo thông tin được đăng tải trên trang Facebook chính thức của Trung tâm dịch vụ việc làm Hải Dương, nếu có thắc mắc về chế độ bảo hiểm thất nghiệp hoặc gặ khi làm hồ sơ hưởng bảo hiểm tại trung tâm này, người lao động có thể liên hệ đến các số điện thoại 1900.6128 (bấm thêm phím 1) hoặc 02203.848.16.

Người lao động có thể gọi điện trực tiếp cho các số điện thoại trên để được cán bộ Trung tâm dịch vụ việc làm Hải Dương giải đáp thắc mắc. Mỗi ngày bộ phận hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp Hải Dương đều phải tiếp nhận và giải quyết rất nhiều cuộc gọi từ người dân nên rất dễ xảy ra tình trạng máy bận. Lúc này, người lao động có thể chờ đợi một vài phút rồi gọi lại để được hỗ trợ.

Ngoài ra, Trung tâm dịch vụ việc làm Hải Dương còn công khai số điện thoại của các cán bộ tiếp nhận và trả kết quả trợ cấp thất nghiệp:

- Bà Nguyễn Thị Thu Hằng: 0914.922.858.

- Ông Trần Tiến Đạt:0338.332.584.

- Bà Đinh Thị Thu Quỳnh: 0382.160.906.

- Bà Nguyễn Thị Khánh Ly: 0949.240.295. 

bao hiem that nghiep hai duong


3. Làm thể nào để nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp tại Hải Dương?

Để có thể lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Hải Dương, người lao động cần thực hiện những công việc sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.

Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP,  người lao động cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

(1) Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

(2) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của giấy tờ xác nhận về việc đã chấm dứt hợp đồng lao động như quyết định chấm dứt hợp đồng lao động; quyết định thôi việc; quyết định sa thải; thông báo chấm dứt hợp đồng lao động,…

(4) Bản gốc sổ bảo hiểm xã hội.

(5) Bản photo Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Hải Dương

Thời hạn: 03 tháng kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.

Bước 3: Nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thời hạn: Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ cho Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Hải Dương.

Bước 4: Nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.

Thời hạn: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.


4. Có được nhờ người nộp hồ sơ cho bảo hiểm thất nghiệp Hải Dương?

Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP đã nêu rõ, người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp được phép nộp hồ sơ cho Trung tâm dịch vụ việc làm Hải Dương theo một trong các cách sau:

1 - Nộp hồ sơ trực tiếp tại địa chỉ đường An Định (chân cầu vượt Đồng Niên), phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Cách này được áp dụng cho mọi trường hợp.

2 - Uỷ quyền cho người khác nộp hồ sơ.

Về điều kiện áp dụng, người lao động phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

- Bị tai nạn mà có xác nhận của cảnh sát giao thông (CSGT) hoặc cơ sở y tế.

- Trường hợp gặp hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

3 - Nộp hồ sơ qua bưu điện.

Điều kiện áp dụng: Giống với cách thứ 2.

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt thì dù ở xa Trung tâm dịch vụ việc làm Hải Dương, người lao động vẫn phải đến trực tiếp Trung tâm này để nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp chứ không thể nhờ người khác nộp hộ hay gửi qua đường bưu điện.

Trên đây là những thông tin đáng chú ý liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp Hải Dương, nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?