Vì sao khi xét xử người dưới 18 tuổi, Thẩm phán không mặc áo choàng?

Pháp luật hiện nay đã có rất nhiều quy định thể hiện tinh thần nhân đạo và khoan dung đối với những người dưới 18 tuổi phạm tội. Một trong số đó là quy định Thẩm phán khi xét xử người dưới 18 tuổi không mặc áo choàng. Vậy vì sao lại có quy định như vậy?

Khi xét xử người dưới 18 tuổi Thẩm phán không mặc áo choàng

 Theo điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên thì:

- Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân (không mặc áo choàng);

Độ tuổi dưới 18 là độ tuổi mà về cả tâm sinh lý cũng như thể chất và nhận thức đều chưa phát triển toàn diện. Những hạn chế về kinh nghiệm sống, về trình độ văn hóa cũng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc nhóm tuổi này có nhiều hành vi tội phạm.

Đối với độ tuổi này, theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.”

Trong khi đó, chiếc áo choàng của Thẩm phán không những thể hiện sự uy nghiêm của Thẩm phán mà còn thể hiện không khí trang trọng, nghiêm túc của buổi xét xử.

Bởi những lẽ đó, khi phiên tòa có sự tham gia của bị cáo dưới 18 tuổi thì Tòa án phải tạo một không khí thân thiện nhất để buổi xử án diễn ra hiệu quả nhất. Và quy định “khi xét xử người dưới 18 tuổi Thẩm phán không mặc áo choàng” là một trong số đó.

Vì sao khi xét xử người dưới 18 tuổi, Thẩm phán không mặc áo choàng?

Khi xét xử người dưới 18 tuổi Thẩm phán không mặc áo choàng (Ảnh minh họa)

Khi không mặc đúng trang phục, Thẩm phán có thể bị xử lý kỷ luật

Tại Thông tư 02/2017/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa, Thẩm phán khi xét xử không mặc đúng trang phục thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm theo quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân hoặc bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Do đó, nếu trong phiên xét xử có bị cáo là người dưới 18 tuổi, nếu Thẩm phán thực hiện không đúng quy định về việc mặc áo choàng thì có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Xét xử bị cáo dưới 18 tuổi, Thẩm phán không mặc áo choàng

Người dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội gì?

Người dưới 18 tuổi phạm tội nhiều lần vẫn có thể được hưởng án treo

Khung hình phạt cao nhất dành cho người dưới 18 tuổi phạm tội

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cháu đích tôn là gì? Cháu đích tôn có quyền thừa kế cao hơn?

Cháu đích tôn là gì? Cháu đích tôn có quyền thừa kế cao hơn?

Cháu đích tôn là gì? Cháu đích tôn có quyền thừa kế cao hơn?

Một trong những đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Việt là danh xưng của các cá nhân trong gia đình. Hệ thống danh xưng của Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Vậy cháu đích tôn là gì? Đối với tài sản thừa kế, cháu đích tôn có quyền thừa kế cao hơn?

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc sở hữu vốn tiếng Anh pháp lý mở ra cho người học nhiều cơ hội nghề nghiệp trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao chất lượng thực tế lại là băn khoăn của rất nhiều người hiện nay.

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Trầm cảm hay rối loạn lo âu vì công việc là vấn đề mà nhiều người lao động đang phải đối mặt. Vậy bị trầm cảm do áp lực công việc có phải bệnh nghề nghiệp? Người lao động bị trầm cảm, rối loạn lo âu do công việc được hưởng chế độ gì không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.