Cách tính lương hưu cho người về hưu trước tuổi

Theo quy định, lao động đóng đủ 20 năm BHXH và đủ 55 tuổi với nữ, 60 tuổi với nam sẽ được hưởng lương hưu. Nhưng không phải ai cũng đợi được đến lúc đủ tuổi nghỉ hưu mới về nghỉ hưu.


Điều kiện hưởng lương hưu khi về hưu trước tuổi

Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định các trường hợp sau đây được hưởng lương hưu khi về hưu trước tuổi:

- Có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên; từ năm 2016, nam từ đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; Sau đó mỗi năm tăng thêm 01 tuổi để đến năm 2020 trở đi, nam từ đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

- Có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, nam từ đủ 50 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Cách tính lương hưu cho người về hưu trước tuổi

Để hưởng lương hưu trước tuổi, phải có đủ 20 năm đóng BHXH (Ảnh minh họa)

Cách tính lương hưu cho người nghỉ hưu trước tuổi

Theo Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cách tính lương hưu từ năm 2018 như sau:

Mức lương hưu được tính bằng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH:

- Lao động nam nghỉ hưu năm 2018 là 16 năm; năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2020 trở đi là 20 năm.

- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó, cứ mỗi năm được tính thêm 2% với mức tối đa bằng 75%.

Với người nghỉ hưu trước tuổi, cách tính lương hưu cũng tương tự như trên, nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ trừ đi 2%.

Ví dụ: Năm 2018, ông Nguyễn Văn A đủ 55 tuổi, suy giảm khả năng lao động 85% và có thời gian đóng BHXH đã đủ 30 năm.

Khi về nghỉ hưu trước tuổi, lương hưu hàng tháng của ông A được tính như sau:

- 16 năm đóng BHXH = 45%; 14 năm còn lại x 2% = 28%. Tổng cộng là 73% mức lương bình quân đóng BHXH.

- Do nghỉ hưu trước tuổi 05 năm, cứ mỗi năm bị trừ 2% nên mức lương hưu của ông A là: 73% - 10% = 63% mức lương bình quân đóng BHXH.

Trên đây là cách tính lương hưu cho người về hưu trước tuổi. Để tìm hiểu thêm về hồ sơ, thủ tục về hưu trước tuổi, quý khách hàng có thể tham khảo thêm tại đây.

Xem thêm:

Chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2018 có gì mới?

Phương án điều chỉnh lương hưu cho lao động nữ nghỉ hưu từ 2018 - 2021

Lương hưu sẽ thay đổi thế nào trong thời gian tới?

Xem công thức này để tính lương hưu ngay từ bây giờ

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cháu đích tôn là gì? Cháu đích tôn có quyền thừa kế cao hơn?

Cháu đích tôn là gì? Cháu đích tôn có quyền thừa kế cao hơn?

Cháu đích tôn là gì? Cháu đích tôn có quyền thừa kế cao hơn?

Một trong những đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Việt là danh xưng của các cá nhân trong gia đình. Hệ thống danh xưng của Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Vậy cháu đích tôn là gì? Đối với tài sản thừa kế, cháu đích tôn có quyền thừa kế cao hơn?

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc sở hữu vốn tiếng Anh pháp lý mở ra cho người học nhiều cơ hội nghề nghiệp trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao chất lượng thực tế lại là băn khoăn của rất nhiều người hiện nay.

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Trầm cảm hay rối loạn lo âu vì công việc là vấn đề mà nhiều người lao động đang phải đối mặt. Vậy bị trầm cảm do áp lực công việc có phải bệnh nghề nghiệp? Người lao động bị trầm cảm, rối loạn lo âu do công việc được hưởng chế độ gì không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dự kiến giảm lệ phí cấp hộ chiếu, cấp thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024

Dự kiến giảm lệ phí cấp hộ chiếu, cấp thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024

Dự kiến giảm lệ phí cấp hộ chiếu, cấp thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024

Bộ Tài chính đã có dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, lệ phí cấp hộ chiếu và lệ phí cấp thẻ Căn cước cũng là đối tượng được giảm.