Bán thuốc giá cao bị phạt ra sao?

Hành vi bán thuốc cao hơn giá kê khai của các công ty dược vẫn đang diễn ra. Hiện nay, pháp luật quy định vấn đề này thế nào?

Trách nhiệm kê khai giá thuốc của công ty dược  

Theo Điều 133 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dược không được bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế do chính cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc đó đã kê khai, kê khai lại.

Theo đó, cơ sở kinh doanh dược có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về kê khai giá thuốc và các quy định khác về quản lý giá thuốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật về giá kê khai, kê khai lại và tính chính xác của các số liệu, tài liệu báo cáo, thông tin do cơ sở cung cấp.

Đặc biệt, không được bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

Bán thuốc giá cao bị phạt ra sao?

Đã có không ít công ty dược bán thuốc cao hơn giá kê khai bị phát hiện (Ảnh minh họa)

Bán thuốc cao hơn giá kê khai bị phạt nặng

Các trường hợp không thực hiện kê khai giá, bán thuốc cao hơn giá kê khai sẽ bị xử phạt nặng. Căn cứ Điều 47 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, quy định hành vi vi phạm về quản lý giá thuốc, mức phạt đối với các hành vi này  như sau:

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không kê khai, kê khai không đầy đủ giá thuốc theo quy định của pháp luật;

b) Không điều chỉnh lại giá đã kê khai sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Bán thuốc cao hơn giá thuốc kê khai do đối tượng có trách nhiệm phải kê khai giá thuốc theo quy định của pháp luật;

d) Không thông báo hoặc thông báo không đúng cho khách hàng giá thuốc đã kê khai theo quy định của pháp luật;

đ) Nhà thuốc bệnh viện mua thuốc có giá bán buôn cao hơn giá đã kê khai, kê khai lại hoặc chưa tiến hành việc kê khai giá thuốc theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, hành vi bán thuốc cao hơn giá đã kê khai phải chịu mức phạt lên tới 20.000.000 đồng. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh vi phạm còn buộc phải hoàn trả toàn bộ số tiền chênh lệch cho khách hàng. Trường hợp không hoàn trả được cho khách hàng thì nộp vào ngân sách.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ nhân thân sử dụng trong hầu hết các giao dịch, trong đó có giao dịch ngân hàng. Rất nhiều người cho rằng, không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản, quan điểm này có đúng không?

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Tài nguyên rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng trên thực tế, rừng đang ngày càng suy kiệt. Vậy biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng đang là vấn đề thực sự nhức nhối. Những biện pháp đó sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.

Tặng cho nhà, đất đang thế chấp ngân hàng được không?

Tặng cho nhà, đất đang thế chấp ngân hàng được không?

Tặng cho nhà, đất đang thế chấp ngân hàng được không?

Nhiều trường hợp người dân đang thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng để vay tiền nhưng lại có nhu cầu cho thuê, tặng cho một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho người thân. Vậy pháp luật có cho phép điều này không?