3 đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2022

Khi nắm rõ những đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân sẽ giúp người nộp thuế khai, quyết toán đúng thời hạn theo quy định, tránh xảy bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636/TCT-DNNCN thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế có nghĩa vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân, cụ thể:

1. Tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân có ủy quyền.

Trường hợp cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cho tổ chức và có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống thuộc diện được miễn thuế thì tổ chức trả thu nhập vẫn kê khai thông tin cá nhân được trả thu nhập đó tại hồ sơ khai quyết toán thuế của tổ chức và không tổng hợp số thuế phải nộp thêm của các cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống.

Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và tổ chức trả thu nhập mới thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức trả thu nhập cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).

Xem thêmHướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân online

doi tuong phai quyet toan thue thu nhap ca nhan

2. Đối với ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập, cụ thể như sau:

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm dương lịch.

Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm dương lịch; đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

- Cá nhân sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế, tổ chức trả thu nhập đã thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân, nếu phát hiện cá nhân thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì tổ chức trả thu nhập không điều chỉnh lại quyết toán thuế thu nhập cá nhân của tổ chức trả thu nhập, chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nội dung như sau:

Công ty ... đã quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho Ông/Bà .... (theo ủy quyền) tại dòng (số thứ tự) ... của Phụ lục Bảng kê 05-1/BK-thu nhập cá nhân” để cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.

3. Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế

- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

- Cá nhân có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì năm quyết toán đầu tiên là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

- Cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh. Trường hợp cá nhân chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì thực hiện ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định về quyết toán thuế đối với cá nhân.

Đối với tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác nhận ủy quyền quyết toán thì phải chịu trách nhiệm về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm hoặc được hoàn trả số thuế nộp thừa của cá nhân.

- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay mà phải trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế theo quy định.

Trên đây là những đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Nếu bạn đọc có vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân hãy gọi ngay tổng đài 1900.6199 để được giải đáp.

>> Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2022

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thời hiệu xử phạt vi phạm về thuế là bao nhiêu năm?

Thời hiệu xử phạt vi phạm về thuế là bao nhiêu năm?

Thời hiệu xử phạt vi phạm về thuế là bao nhiêu năm?

Việc quản lý và tuân thủ quy định về thuế, hoá đơn là hết sức cần thiết, đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong các giao dịch. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có không ít cá nhân, doanh nghiệp có hành vi vi phạm về thuế nhằm trốn thuế. Vậy thời hiệu xử phạt về thuế là bao nhiêu năm?

Khai giá mua nhà đất thấp hơn thực tế để né thuế bị phạt thế nào?

Khai giá mua nhà đất thấp hơn thực tế để né thuế bị phạt thế nào?

Khai giá mua nhà đất thấp hơn thực tế để né thuế bị phạt thế nào?

Để tiết kiệm một chút tiền thuế, nhiều người mua bán đất đã khai giá mua bán trong hợp đồng công chứng thấp hơn thực tế hai bên thoả thuận với nhau mà không biết rằng đây là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy trường hợp này, các bên bị phạt thế nào?