Công văn 60/BKHCN-KHTC của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc kiến nghị của Câu lạc bộ cựu Đại biểu Quốc hội

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 60/BKHCN-KHTC

Công văn 60/BKHCN-KHTC của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc kiến nghị của Câu lạc bộ cựu Đại biểu Quốc hội
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:60/BKHCN-KHTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Chu Ngọc Anh
Ngày ban hành:09/01/2019Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Sở hữu trí tuệ
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________

Số: 60/BKHCN-KHTC
V/v kiến nghị của Câu lạc bộ cựu Đại biểu Quốc hội

Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2019

 

Kính gửi: Câu lạc bộ cựu Đại biểu Quốc hội

Bộ Khoa học và Công nghệ nhận được công văn số 07/CV-CLBCĐBQH ngày 4/12/2018 của Câu lạc bộ cựu Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển (sao gửi kèm công văn số 12462/VPCP-ĐMDN ngày 24/12/2018 của Văn phòng Chính phủ); Bộ Khoa học và Công nghệ xin trả lời như sau:

1. Về kiến nghị: “Bộ cần tăng cường công tác quản lý nhà nước để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong định hướng chiến lược, tầm nhìn dài hạn, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao và sản phẩm để xuất khẩu.

Bộ Khoa học và Công nghệ xin trả lời như sau:

Trong thời gian qua Bộ Khoa học và Công nghệ đã tập trung xây dựng, hoàn thiện các chính sách pháp luật chú trọng vào hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như: khuyến khích thành lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp, tạo nguồn lực để doanh nghiệp phát triển KH&CN; hình thành Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia; thực hiện các chương trình quốc gia hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các công cụ quản lý chất lượng, bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ, nghiên cứu và áp dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa, tăng năng lực cạnh tranh và gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Trong năm 2019, bám sát các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ về phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Bộ Khoa học và công nghệ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động KH&CN hướng tới doanh nghiệp. Việc rà soát, tái cơ cấu các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia theo hướng coi doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Khoa học và Công nghệ để kịp thời chuẩn bị cho giai đoạn 2021-2025. Trình Chính phủ đề xuất tái cơ cấu và xây dựng nội dung giai đoạn 2021-2030 cho Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia. Tập trung hoàn thiện tiêu chí sản phẩm quốc gia, phát triển sản phẩm quốc gia theo chuỗi giá trị; đơn giản hóa thủ tục để thu hút doanh nghiệp đăng ký sản phẩm quốc gia, đặc biệt là các doanh nghiệp tiên phong của nền kinh tế; tập trung vào cả các sản phẩm quốc gia mà doanh nghiệp cần chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường, thâm nhập, mở rộng và làm chủ thị trường trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh vươn ra thị trường quốc tế với các ngành có lợi thế tiềm năng; đối với nhiệm vụ ứng dụng, đổi mới công nghệ thì chủ thể là các doanh nghiệp triển khai, nhà khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học đóng vai trò gắn kết, tư vấn, hỗ trợ...

2. Về kiến nghị: “Cục Sở hữu trí tuệ cần sớm cải tiến việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với các sản phẩm, sáng chế. Hiện nay thời gian chờ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là 2 năm, quá dài, gây phiền hà, thiệt thòi cho doanh nghiệp, nhất là trong bi cảnh chúng ta bước vào thời đại công nghệ 4.0. Đây là yêu cầu bức thiết, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đã ký kết, tham gia hàng loạt Hiệp định thương mại tự do, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.”

Bộ Khoa học và Công nghệ xin trả lời như sau:

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quy trình thẩm định đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) bao gồm 02 giai đoạn: Thẩm định hình thức đơn và thẩm định nội dung đơn.

(1) Thẩm định hình thức đơn là việc xem xét đơn có hay không đạt các yêu cầu về hình thức như yêu cầu về số lượng cũng như cách trình bày các tài liệu có trong hồ sơ đơn, lệ phí... để đơn có thể được chấp nhận hợp lệ và được ghi nhận ngày nộp đơn. Theo quy định, thẩm định hình thức phải được hoàn thành trong thời hạn 01 tháng từ ngày nộp đơn.

Đơn sẽ được công bố trên công báo SHCN trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận hợp lệ để các bên liên quan có ý kiến.

(2) Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ quyền SHCN là việc đánh giá đối tượng nêu trong đơn đăng ký có phù hợp các tiêu chuẩn bảo hộ hay không. Luật SHTT quy định thời hạn thẩm định nội dung như sau:

- Đơn sáng chế: 18 tháng kể từ ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung;

- Đơn nhãn hiệu: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn;

- Đơn kiểu dáng công nghiệp: 07 tháng kể từ ngày công bố đơn;

- Đơn chỉ dẫn địa lý: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Thẩm định nội dung là một quá trình phức tạp và đòi hỏi một khoảng thời gian đủ để tra cứu thông tin, so sánh đánh giá với các đối tượng trong đơn đăng ký (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu...) đã được cấp cũng như các tài liệu liên quan khác đang tồn tại trên cơ sở dữ liệu Việt Nam và trên toàn thế giới. Do số lượng cơ sở dữ liệu và dung lượng dữ liệu là rất lớn và đa dạng nên việc tra cứu thông tin rất phức tạp và cần đủ thời gian. Nếu không đủ thời gian sẽ dẫn đến kết quả thẩm định không bảo đảm chất lượng, dễ phát sinh khiếu kiện, gây thiệt hại cho chính chủ đơn đăng ký SHCN.

Mặc dù việc thẩm định hình thức đơn và thẩm định nội dung đơn đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng thời gian chờ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sở hữu trí tuệ 2 năm như hiện nay là quá dài. Bộ Khoa học và Công nghệ đang chỉ đạo Cục SHTT khẩn trương thực hiện đng bộ các giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn, rút ngắn thời gian chờ đăng ký quyền, như: rà soát, đơn giản hóa quy trình thẩm định, tuyển dụng thêm nhân lực, tăng định mức lao động, nâng cao năng lực của hệ thống công nghệ thông tin, tham gia các chương trình thẩm định nhanh, mua quyền truy cập các cơ sở dữ liệu chuyên dụng,...đng thời khẩn trương xây dựng Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia để trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 06/2019, xây dựng Đề án sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ để phù hợp với cam kết quốc tế và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trên đây là ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ về các kiến nghị của Câu lạc bộ cựu Đại biểu Quốc hội. Bộ Khoa học và Công nghệ xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm đóng góp ý kiến và các kiến nghị của các đng chí cựu Đại biểu Quốc hội nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ.

Trân trọng!

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VT, KHTC.

BỘ TRƯỞNG




Chu Ngọc Anh

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông báo 48/2023/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về điều ước quốc tế có hiệu lực: Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Xinh-ga-po liên quan đến Điều 18.47 (Bảo hộ dữ liệu thí nghiệm hoặc dữ liệu bí mật khác đối với nông hóa phẩm) tại Chương 18 (Sở hữu trí tuệ) của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Thông báo 48/2023/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về điều ước quốc tế có hiệu lực: "Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Xinh-ga-po liên quan đến Điều 18.47 (Bảo hộ dữ liệu thí nghiệm hoặc dữ liệu bí mật khác đối với nông hóa phẩm) tại Chương 18 (Sở hữu trí tuệ) của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương".

Ngoại giao, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi