Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13702:2023 Giống cây lâm nghiệp – Khảo nghiệm tính khác biệt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13702:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13702:2023 Giống cây lâm nghiệp – Khảo nghiệm tính khác biệt, tính thống nhất và tính ổn định – Yêu cầu chung
Số hiệu:TCVN 13702:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:05/09/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13702 : 2023

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH - YÊU CẦU CHUNG

Forest tree cultivar- Testing for distinctness, uniformity and stability - General requirements

Lời nói đầu

TCVN 13702 : 2023, do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN Ging cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (DUS) bao gồm:

TCVN 12824-1: 2020, Phần 1: Nhóm các giống Keo lai;

TCVN 12824-2: 2020, Phần 2: Nhóm các giống Bạch đàn lai;

TCVN 12824-3: 2020, Phần 3: Nhóm các giống Tràm lai;

TCVN 12824-4: 2020, Phần 4: Các giống Mắc ca;

TCVN 13702: 2023, Yêu cầu chung.

 

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH N ĐỊNH - YÊU CẦU CHUNG

Forest tree cultivar- Testing for distinctness, uniformity and stability - General requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu chung về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (DUS) đối với giống cây lâm nghiệp mới.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nht, bao gồm cả các sa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12824-1: 2020, Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định, Phần 1: Nhóm các giống Keo lai;

TCVN 12824-2: 2020, Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định, Phần 2: Nhóm các giống Bạch đàn lai;

TCVN 12824-3: 2020, Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định, Phần 3: Nhóm các giống Tràm lai;

TCVN 12824-4: 2020, Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định, Phần 4: Các giống Mắc ca.

3  Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1.1

Giống khảo nghiệm (Candidate variety)

Giống cây trồng lâm nghiệp mới được đưa vào khảo nghiệm.

3.1.2

Giống điển hình (Example variety)

Giống được sử dụng làm chuẩn đối với trạng thái biểu hiện cụ thể của một hoặc một số tính trạng.

3.1.3

Giống tương tự (Similar variety)

Giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm.

3.1.4

Mu chuẩn (Standard sample)

Mu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.

3.1.5

Tính trạng đặc trưng (Characteristic trait)

Những tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.

3.1.6

Tính khác biệt (Distinctness)

Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự.

3.1.7

Tính đồng nhất (Uniformity)

Tính đồng nhất được đánh giá thông qua sự biến đổi mức độ biểu hiện các tính trạng giữa các cá thể trong tổng số cây quan sát.

3.1.8

Tính n định (Stability)

Tính ổn định của giống được đánh giá gián tiếp qua tính đồng nhất. Một giống tạm chấp nhận là ổn định khi chúng đồng nhất qua các khảo nghiệm.

3.1.9

Tính trạng chất lượng (Qualitative Characteristics)

Những tính trạng biểu hiện những trạng thái không liên tục.

3.1.10

Tính trạng giả chất lượng (Pseudo-Qualitative Characteristics)

Tính trạng giả chất lượng, phạm vi thể hiện ít nhất có một phần liên tục nhưng sai khác hơn nhau một cp độ. Thuật ngữ giả cht lượng” là mỗi trạng thái biểu hiện riêng biệt cần phải xác định để mô tả chính xác phạm vi của tính trạng.

3.1.11

Tính trạng số lượng (Quantitative Characteristics)

Những tính trạng mà sự biểu hiện bao trùm toàn bộ phạm vi thay đổi từ một thái cực này đến thái cực khác. Sự biểu hiện trạng thái tính trạng có thể ghi lại bằng một cp độ liên tục (1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9) hoặc rút gọn (3; 5; 7). Phạm vi biểu hiện được chia thành mỗi con số (mã số) cho mỗi trạng thái biểu hiện.

3.1.12

Cây khác dạng (Off-type plant)

Cây có khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng sử dụng trong khảo nghiệm DUS.

3.1.13

Cây lâm sản ngoài gỗ (Plants of Non-timber forest products)

Cây lâm nghiệp cung cấp các sản phẩm lâm sản không phải là gỗ.

3.2  Các từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các từ viết tắt sau:

3.2.1

UPOV: Hiệp hội Quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới (International Union for the protection of new varieties of plants)

3.2.2

DUS: Tính khác biệt, tính đồng nht, tính ổn định (Distinctness, Uniformity, Stability).

3.2.3

QL: Tính trạng chất lượng (Qualitative characteristic)

3.2.4

PQ: Tính trạng giả chất lượng (Pseudo-Qualitative characteristic)

3.2.5

QN: Tính trạng số lượng (Quantitative characteristic)

3.2.6

MG: Đo đếm một nhóm cây hoặc một số bộ phận của một nhóm cây (Single measurement of a group of plants or parts of plants)

3.2.7

MS: Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu (Measurement of a number of individual plants or parts of plants)

3.2.8

VG: Quan sát một nhóm cây hoặc một số bộ phận của một nhóm cây (Visual assessment by a single observation of a group of plants or parts of plants)

3.2.9

VS: Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu (Visual assessment by observation of individual plants or parts of plants)

4  Yêu cầu khảo nghiệm

4.1  Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm

4.1.1  Giống khảo nghiệm

Số lượng cây giống để khảo nghiệm ít nhất là 10 cây.

Chất lượng cây giống tốt và không bị sâu bệnh hại.

Không được tiến hành xử lý vật liệu giống dưới bất kỳ hình thức nào khiến cho giống bị ảnh hưởng tới sự biểu hiện các tính trạng trừ khi được cơ quan có thm quyền cho phép hoặc yêu cầu xử lý. Nếu vật liệu đã được xử lý, phải cung cp thông tin chi tiết việc xử lý này.

4.1.2  Giống tương tự

Tác giả đề xuất các giống tương tự và nói rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm trong tờ khai kỹ thuật tại Phụ lục B. Cơ sở khảo nghiệm xem xét và quyết định các giống được chọn làm giống tương tự.

Giống tương tự được lấy từ bộ mẫu chuẩn của cơ sở kho nghiệm. Trong trường hợp cần thiết, cơ sở khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống tương tự và tác giả phải chịu trách nhiệm về mẫu giống cung cấp.

4.1.3  Các tính trạng sử dụng để phân nhóm giống

Thông qua việc sử dụng các tính trạng phân nhóm giống, các giống tương tự trong số các giống được biết đến rộng rãi được nhóm lại với nhau để so sánh với giống đăng ký khảo nghiệm nhằm tạo thuận lợi cho việc đánh giá tính khác biệt.

Các tính trạng sau đây được sử dụng để phân nhóm giống:

Cây: Các hình thái tán.

Thân: Các dạng thân; Các dạng vỏ; Màu sắc vỏ; Dạng xoắn vặn thân.

Lá: Các dạng hình thái lá; Các loại phiến lá; Chiều dài rộng và tỷ lệ lá (dài /rộng).

Hoa: Các dạng màu sắc; Các dạng hình thành bông hoa (đơn, cụm hoa đuôi sóc...); Chiều dài bông hoa.

Quả: Các loại màu sắc; cấu tạo quả; Hình dạng quả, Kích thước quả.

Hạt: Các loại màu sắc hạt; Hình dạng hạt.

4.2  Phương pháp khảo nghiệm

4.2.1  Thời gian khảo nghiệm

Thời gian khảo nghiệm tính từ khi bắt đầu trồng cho đến khi n hoa, hình thành, phát triển và thu hoạch quả (ít nhất 1 chu kỳ sinh trưởng và phát triển).

4.2.2  Địa điểm khảo nghiệm

Các khảo nghiệm được bố trí nơi đảm bảo điều kiện cây sinh trưng phát triển tốt nhất và thể hiện các tính trạng liên quan tới giống và mục tiêu của khảo nghiệm.

4.2.3  Thiết kế khảo nghiệm

Mỗi khảo nghiệm được thiết kế ít nht 2 lần lặp, mỗi lần lặp ít nht 5 cây, trồng theo hàng. Thiết kế thí nghiệm cho khảo nghiệm DUS có thể độc lập hoặc kết hợp với khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU).

Thiết kế thí nghiệm sao cho khi khai thác các cây hoặc cắt các bộ phận của cây để đo đếm không gây ảnh hưởng tới các quan sát khác được thực hiện tới khi kết thúc thí nghiệm (tham khảo TGP/8/1).

4.3  Phương pháp đánh giá

4.3.1  Số lượng cây, bộ phận cây cn đánh giá

Các tính trạng đánh giá trên các cây riêng biệt, được tiến hành trên 05 cây ngẫu nhiên hoặc các bộ phận của 05 cây đó.

4.3.2  Đánh giá tính khác biệt

Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự.

- Tính trạng đánh giá theo phương pháp VG: Giống khảo nghiệm và giống tương tự được coi là khác biệt nếu ở tính trạng cụ thể biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn, dựa vào giá trị khoảng cách tối thiểu quy định tại bảng 1 và bảng 2 (mã số).

- Tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS: Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự dựa trên giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa thống kê (Least Signiticant Difference - LSD) độ tin cậy tối thiểu 95%.

- Tính trạng đánh giá theo phương pháp MG: Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ được xử lý như tính trạng đánh giá theo phương pháp VG hoặc tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS.

Đối với các tính trạng số lượng đánh giá theo phương pháp MG hoặc MS, “mã số” là căn cứ để đánh giá tính khác biệt (tham khảo TGP/9/1).

4.3.3  Đánh giá tính đồng nhất

Tính đồng nhất được đánh giá thông qua sự biến đổi mức độ biểu hiện các tính trạng giữa các cá thể trong tổng số cây quan sát.

Việc xác định tính đồng nhất có thể thông qua quan sát số cây khác dạng hoặc đo đếm, tính xác xuất thống kê. Trong trường hợp số lượng mẫu là 10 cây, có thể cho phép 1 cây khác dạng (tham khảo TGP/10/1).

4.3.4  Đánh giá tính ổn định

Tính ổn định của giống được đánh giá gián tiếp qua tính đồng nhất. Một giống tạm chấp nhận là ổn định khi chúng đồng nhất qua các khảo nghiệm.

Trường hợp cần thiết hoặc có nghi ngờ, có thể kiểm tra lại tính ổn định bằng cách trồng lặp lại khảo nghiệm từ nguồn vật liệu mới để đảm bảo các tính trạng đó thể hiện như chúng đã thể hiện đúng như giống ban đầu (tham khảo TGP/11/1).

4.4  Mô tả các tính trạng đặc trưng của giống

4.4.1  Các trạng thái biểu hiện của các tính trạng

Các trạng thái biểu hiện của các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống được quy định tại bảng 1 và bảng 2:

Đối với tính trạng chất lượng và giả cht lượng với 5 hoặc hơn 5 mức biểu hiện, có thể chia mức biểu hiện gọn lại (Bảng 1). Mỗi mức biểu hiện được ấn định một con số (mã số) tương ứng nhằm dễ dàng cho việc ghi chép số liệu và để xây dựng, trao đổi bản mô tả.

Khi đánh giá phải hiểu các tính trạng được tồn tại cả 9 trạng thái biểu hiện và mỗi mức biểu hiện được chỉ ra bằng một con số (mã số) tương ứng (bảng 2).

Bảng 1 - Trạng thái biểu hiện của tính trạng được viết rút ngọn 3 mức

Trạng thái biểu hiện

Mã số

Nhỏ

3

Trung bình

5

Lớn

7

Bng 2 - Trạng thái biểu hiện của tính trạng được viết đầy đ ở 9 mức

Trạng thái biểu hiện

Mã số

Rt nhỏ

1

Rt nhỏ tới nhỏ

2

Nhỏ

3

Nhỏ tới Trung bình

4

Trung bình

5

Trung bình tới lớn

6

Lớn

7

Lớn tới rất lớn

8

Rất lớn

9

GHI CHÚ: Trong điều kiện số lượng giống còn ít, chưa có khả năng xác định được mức độ biểu hiện tính trạng bằng con số (mã số), việc ghi chép và lưu giữ có thể sử dụng số đo cụ thể (đối với tính trạng số lượng) hoặc sử dụng bảng so màu với tính trạng biểu hiện màu sắc.

4.4.2  Bảng tính trạng

Tùy theo các tính trạng đặc trưng của giống theo từng nhóm loài phù hợp theo yêu cầu được thể hiện theo mẫu bảng 3:

Bảng 3 - Các tính trạng đặc trưng của giống (Bảng mẫu)

TT

(1)

Tính trng và trng thái biểu hin

(2)

Mẫu giống điển hình

(3)

Mã số

(4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GHI CHÚ: Trong bảng mô tả phải có ít nhất 1 tính trạng khác biệt được đánh dấu bằng du hoa thị (*).

(Ví dụ minh họa một số tính trạng đặc trưng của giống tham khảo tại phụ lục C)

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Các tính trạng được sử dụng để đánh giá trong khảo nghiệm DUS

A.1  Các tính trạng là cơ sở cho khảo nghiệm DUS

Đối với bt cứ giống nào có khả năng bảo hộ giống thì giống đó phải được xác định bởi các đặc điểm (tính trạng) một cách rõ ràng. Chỉ sau khi một giống được xác định đầy đủ các tiêu chuẩn DUS thì giống đó mới đáp ứng được điều kiện bảo hộ. Đó là cơ sở đánh giá giống đối với khảo nghiệm DUS để xác định tính khác biệt, đồng nhất, ổn định.

A.2  Lựa chọn các tính trạng

Yêu cầu cơ bản là tính trạng phải được thể hiện đầy đủ trước khi nó được sử dụng cho khảo nghiệm DUS hoặc xây dựng bảng mô tả giống với sự thể hiện của tính trạng đó:

a. Kết quả được tạo ra từ một gen hoặc sự kết hợp của nhiều gen (Yêu cầu này đã được xác định rõ ở điều 1 (6), Luật 1991 của UPOV là yêu cầu cơ bản cho mọi trường hợp.

b. Là hoàn toàn không đổi và có khả năng lặp lại trong môi trường đặc biệt.

c. Những biểu hiện khác nhau rõ ràng giữa các giống là khả năng tạo nên tính khác biệt.

d. Có khả năng định nghĩa và thừa nhận chính xác (Điều kiện này được thể hiện trong điều 6 Luật 1961/1972 và 1978 Công ước UPOV là điều kiện cơ bản cho mọi trường hợp).

e. Phải đáp ứng yêu cầu về tính đồng nhất

f. Các điều kiện về tính ổn định phải thể hiện đầy đủ nghĩa là tính trạng thể hiện độ ổn định phải không thay đổi và các kết quả lặp lại lần sau.

A.3  Phân loại các tính trạng chức năng

Cách phân loại trong bảng sau đây có thể được sử dụng trong việc khảo nghiệm và tiêu chuẩn phù hợp.

Bảng A.1 - Phân loại các tính trạng chức năng

Dạng

Chức năng

Yêu cầu

Tính trạng chuẩn trong tiêu chuẩn khảo nghiệm

Các tính trạng đó được UPOV chấp nhận để đánh giá DUS

Phải thoả mãn yêu cầu đã trình bày ở mục A.2, phụ lục A

Tính trng dấu (*)

Là tính trạng quan trọng để phối hợp mô tả giống quốc tế

1. Phải là tính trạng quy định tại mục 4.4 của tiêu chuẩn

2. Luôn được sử dụng trong khảo nghiệm DUS và được tất cả các nước thành viên UPOV sử dụng để mô tả giống

Tính trạng phân nhóm

1. Các tính trạng trong đó việc ghi lại các mức biểu hiện, thậm chí biểu hiện các vtrí khác nhau có thể được sử dụng để lựa chọn riêng biệt và kết hợp với các tính trạng khác, các giống được biết đến rộng rãi có thể được loại trừ khỏi khảo nghiệm để sử dụng trong đánh giá tính khác biệt

2. Việc ghi lại mức biểu hiện của các tính trạng đó, thậm chí ở các địa điểm khác nhau có thể được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với các tính trạng khác, Trong khảo nghiệm DUS bố trí sao cho các giống tương tự được nhóm lại với nhau

1. a) Các tính trạng cht lượng

b) Các tính trạng số lượng hoặc giả chất lượng mà nó giúp phân biệt rõ ràng giữa các giống được biết đến rộng rãi từ các mức biểu hiện được ghi lại ở các địa điểm khác nhau.

2. Phải được sử dụng cho các chức năng 1 và 2

3. Nên là một tính trạng có dấu (*) và/ hoặc có trong tờ khai kỹ thuật hoặc đơn xin bảo hộ

Tính trạng bổ sung

1. Để xác định các tính trạng mới không có trong tiêu chuẩn khảo nghiệm mà được các thành viên UPOV sử dụng trong khảo nghiệm DUS được xem xét để bổ sung cho các tiêu chuẩn trong tương lai

2. Để phối hợp dễ dàng trong việc tiến hành và sử dụng các tính trạng mới và đưa ra các cơ hội cho các chuyên gia soạn thảo

1. Phải thỏa mãn yêu cầu đã trình bày mục A.2, phụ lục A

2. Phải được ít nhất 1 thành viên UPOV sử dụng để khảo nghiệm DUS

3. Các tính trạng bổ sung nên thông tin cho UPOV để đưa vào tài liệu TGP/5 “Kinh nghiệm và hợp tác trong khảo nghiệm DUS”

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm DUS

1. Tên loài:

2. Tên giống:

3. Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm

3.1  Tên:

3.2  Địa chỉ:                   Số điện thoại:               Email:

4. Tác giả giống:

4.1. Tên:

4.2. Địa chỉ:                   Số điện thoại:               Email:

5. Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo

5.1. Vật liệu:

5.2. Phương pháp:

5.3. Thời gian và địa điểm:

6. Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận nước ngoài

6.1. Tên nước: ngày   tháng   năm

7. Các tính trạng đặc trưng của giống

Bảng B.1 - Một số tính trạng đặc trưng của giống

TT

Tính trạng và mức độ biểu hiện

Giống đin hình

Mã số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Các giống tương tự và sự khác biệt so với giống đăng ký khảo nghiệm

Bảng B.2 - Sự khác biệt giữa giống tương tự và giống khảo nghiệm

Tên giống tương tự

Những tính trạng khác biệt

Trạng thái biểu hiện

Giống tương tự

Giống khảo nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Các thông tin bổ sung giúp cho việc phân biệt giống

9.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh:

9.2. Các điều kiện đặc biệt để khảo nghiệm giống:

9.3. Thông tin khác:

 


 

Ngày   tháng    năm
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Ví dụ minh họa một số tính trạng đặc trưng của giống

Bảng C.1 - Ví dụ một số tính trạng đặc trưng của các giống Keo lai

TT

Tính trạng và trạng thái biểu hiện

Mu giống đin hình

Mã số

1 (*)

Cây: chiều cao

 

 

(c)

Thp

 

3

MS

Trung bình

 

5

QN

Cao

 

7

2

Cây: xuất hiện đa thân

 

 

(c)

Không

 

1

VG

 

9

(QN)

 

 

 

3 (*)

Thân cây: Độ cong queo (loại 1 thân)

 

 

(c)

 

 

 

VG

Không cong hoặc cong rất ít

 

3

PQ

Trung bình

 

5

 

Nhiều

 

7

4 (*)

Thân: dạng vỏ

 

 

(c)

Nhẵn

 

3

VG

Phân miếng nhỏ

 

5

QL

Nứt rãnh

 

7

5

Thân: mầu sắc vỏ

 

 

VG

Trắng

 

1

(c)

Nâu trắng

 

3

PQ

Nâu

 

5

 

Nâu đỏ

 

7

 

Nâu đen

 

9

6 (*)

Thân: Xuất hiện vặn xoắn

 

 

(c)

Không

 

1

QL VG

 

9

7 (*)

Lá: dáng đnh

 

 

VG

Nhọn

 

1

(a)

 

 

 

QL

Tròn

 

9

8 (*)

Lá: chiều dài

 

 

MS

Ngắn

 

3

(a)

Trung bình

 

5

QN

Dài

 

7

9 (*)

Lá: chiều rộng

 

 

MS

Hẹp

 

3

(a)

Trung bình

 

5

QN

Rộng

 

7

GHI CHÚ:

(a) Các quan sát phải được tiến hành trên cây từ 12 đến 18 tháng tuổi.

(c) Các quan sát phải được tiến hành trên cây từ 36 đến 48 tháng tuổi.

Tính trạng dấu hoa thị (*): là những tính trạng quan trọng để hài hòa với bản mô tả giống trên phạm vi quốc tế và những tính trạng này luôn được sử dụng để thm định khảo nghiệm DUS và có trong bản mô tả giống của các thành viên UPOV, trừ khi mức biểu hiện của tính trạng đã qua đi hoặc điều kiện môi trường không phù hợp đối với tính trạng này.

Bảng C.2 - Ví dụ một số tính trạng đặc trưng của các giống Mắc ca

TT

Tính trạng và trạng thái biểu hiện

Mu giống điển hình

Mã số

1 (*)

Cây: Tán cây

 

 

 

Đứng

A38

1

QN

Hơi Xòe

Daddow

2

 

Xòe ngang

OC,814

3

 

Rũ xuống

A4

4

2 (*)

Cây: Chiều cao cây

 

 

QN

Thấp

 

3

VG

Trung bình

 

5

 

Cao

 

7

3 (*)

Cây: Góc phân cành

 

 

QN

Nhọn

A38

1

VG

Trung bình

 

2

 

 

3

4

Cây: Độ dày tán lá

 

 

QN

Thưa

A38, A16

3

VG

Trung bình

816, 849, A4, NG8

5

 

Dày

OC

7

5 (*)

Thân: Dạng vỏ thân

 

 

QN

Nhẵn

 

1

VG

Trung bình

 

2

 

Sần sùi

 

3

6

Lá: Cuống lá

 

 

QL

Không có

 

1

VG

 

9

7

Lá: Chiều dài cuống lá

 

 

 

Ngắn

849, A16

1

QN

Trung bình

OC, 842 DADDOW

2

MS/VG

Dài

246, 816, 741

3

8

Lá: Chiều dài lá

 

 

QN

Ngắn

 

3

VG

Trung bình

 

5

 

Dài

 

7

GHI CHÚ:

Tính trạng dấu hoa thị (*): là những tính trạng quan trọng đ hài hòa với bản mô tả giống trên phạm vi quốc tế và những tính trạng này luôn được sử dụng để thm định khảo nghiệm DUS và có trong bn mô tả giống của các thành viên UPOV, trừ khi mức biểu hiện của tính trạng đã qua đi hoặc điều kiện môi trường không phù hợp đối với tính trạng này.

Bảng C.3 - Ví dụ một số tính trạng đặc trưng của giống Sa nhân

TT

Tính trạng

Trạng thái biểu hiện

Mã s

1

Cây: Dạng sinh trưởng

Đứng - Erect

3

(a)

Plant: Growth habit

Nửa đứng - Semi erect

5

QN

 

Xòe ngang - Horizontal

7

MS

 

 

 

2 (*)

Cây: Chiều cao

Thấp - Short

3

(a)

Plant: height

Trung bình - Medium

5

QN

 

Cao - Tall

7

MS

 

 

 

3

Cây: Số thân

Ít - Few

3

(a)

Plant: number of stem

Trung bình - Medium

5

QN

 

Nhiều - Many

7

MS

 

 

 

4

Cây: Trạng thái của lá trên cùng

Đứng - Erect

3

(a)

Plant: attitude of top leaf

Nửa đừng - Semi erect

5

QN

 

Nằm ngang - Horizontal

7

VG

 

 

 

5

Cây: S lá trên thân chính

Ít - Few

3

(a)

Plant: leaf number of main stem

Trung bình - Medium

5

PQ

 

Nhiều - Many

7

VG

 

 

 

6

Lá: Chiều dài (lá lớn nhất ở 1/3 thân chính phía trên)

Ngắn - Short

3

(a)

 

Trung bình - Medium

5

QN

 

Dài - Long

7

MG

 

 

 

VG

 

 

 

7

Lá: Chiều rộng (lá lớn nhất ở 1/3 thân chính phía trên)

Hẹp - Narrow

 

(a)

 

Trung bình - Medium

3

QN

 

Rộng - Broad

5

MG

 

 

7

VG

 

 

 

8

Lá: Mức độ xanh của lá

Nhạt - Light

3

(a)

Leaf: intensity of green

Trung bình - Medium

5

QN

 

Đậm - Dark

7

VG

 

 

 

9

Thân: sắc tố anthocyan

Stem: Anthocyanin

Không có hoặc rất nhạt - Absent or very weak

1

 

Nhạt - Light

3

(a)

 

Trung bình - Medium

5

QN

 

Đậm - Dark

7

VG

 

Rất đậm - Very dark

9

GHI CHÚ:

(a) Các quan sát phải được tiến hành trên cây từ 12 đến 18 tháng tuổi.

Tính trạng dấu hoa thị (*): là những tính trạng quan trọng để hài hòa với bản mô tả giống trên phạm vi quốc tế và những tính trạng này luôn được sử dụng để thẩm định khảo nghiệm DUS và có trong bản mô tả giống của các thành viên UPOV, trừ khi mức biểu hiện của tính trạng đã qua đi hoặc điều kiện môi trường không phù hợp đối với tính trạng này.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]. Quy phạm khảo nghiệm DUS một số loài hoa và tài liệu hướng dẫn chung, Nhà xut bản Nông nghiệp, 2011.

[2]. TG/1/3, General Introduction to the Examination of Distinctness, Uniformity and Stability and the Development of Harmonized Descriptions of New Varieties of Plants (Hướng dẫn chung về đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và hài hòa hóa trong mô tả giống cây trồng mới), International Union for the protection of new varieties of plants, Geneva 2002.

[3]. TGP/8/1, Trial design and techiques used in the examination of Distinctness, Uniformity and Stability (Phương pháp bố trí thí nghiệm và các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định), International Union for the protection of new varieties of plants, 2010.

[4]. TGP/9/1, Examinning Distinctness (Đánh giá tính khác biệt), International Union for the protection of new varieties of plants, 2008.

[5]. TGP/10/1, Examinning Uniformity (Đánh giá tính đồng nhất), International Union for the protection of new varieties of plants, 2008.

[6]. TGP/11/1, Examining Stability (Đánh giá tính ổn định), International Union for the protection of new varieties of plants, 2011.

[7]. Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi