Đổ đất nâng mặt bằng đất nông nghiệp có vi phạm không?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Tôi có mua một thửa đất trồng lúa, nay tôi mới đổ đất để nâng nền. Hiện tại, thửa đất đang bỏ hoang, tôi dự định thời gian tới sẽ trồng chuối. Xin hỏi nếu tôi tự ý nâng đền như vậy sẽ bị xử phạt như thế nào? Tôi nghe nói sẽ phải khôi phục tình trạng lại ban đầu, vậy cách khôi phục lại tình trạng ban đầu được thực hiện như thế nào? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Đất trồng lúa: Là loại đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước (đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm) và đất trồng lúa khác (đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương). (Căn cứ khoản 1,2,3,4 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

Điều 21 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CPNghị định 44/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về khái niệm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, theo đó cây chuối là cây ăn quả lâu năm. Vì vậy, bạn không thể trồng chuối trên thửa đất trồng lúa.

Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm:

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”

Như vậy nếu việc bạn đổ đất nâng mặt bằng đất nông nghiệp mà việc đó thuộc những hành vi trên thì bị cấm. Việc đổ đất làm biến dạng bề mặt đất thì rất có thể sẽ bị xem là hủy hoại đất đai.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP giải thích như sau:

"3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;

....”

Chiếu theo quy định trên thì hành vi đổ đất nâng cao bề mặt đất nông nghiệp được xác định là hành vi hủy hoại đất (trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp đã được UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận). Như vậy hành vi nâng bề mặt đất của bạn là đã vi phạm pháp luật về đất đai.

Việc tự ý đổ đất nâng mặt bằng đất nông nghiệp được xem là hành vi làm biến dạng địa hình đất sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 15. Hủy hoại đất:

1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

2. Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.”

Việc khôi phục lại tình trạng ban đầu được thực hiện như sau:

1. Buộc thu hoạch thủy sản, hoa màu trên đất; tháo dỡ, đưa ra khỏi đất tất cả các công trình đã xây dựng trên đất, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất.

2. Buộc khôi phục mặt bằng đất đảm bảo sử dụng đất vào mục đích trồng lúa.

 

Xem thêm: Tự ý san lấp đất nông nghiệp bị xử lý thế nào?

Trên đây là nội dung tư vấn về "​​​Đổ đất nâng mặt bằng đất nông nghiệp có vi phạm không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Công Giang

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Công Giang

Công ty luật TNHH GLS và cộng sự

0968552782

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi