Trường hợp nào trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án hình sự? Được trả mấy lần?

Trường hợp nào trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án hình sự? Được trả hồ sơ để điều tra bổ sung mấy lần? là những vấn đề được LuatVietnam làm rõ trong bài viết dưới đây.

1. Trường hợp nào trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án hình sự?

Căn cứ Điều 245, Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP, việc trả hồ sơ vụ án hình sự để điều ra bổ sung có thể được thực hiện ở một trong hai giai đoạn: Trước giai đoạn xét xử hoặc trong phiên tòa xét xử. Cụ thể:

- Giai đoạn trước khi xét xử:

Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật Tố tụng hình sự mà Viện kiểm sát không thể tự bổ sung được: Chứng cứ để chứng minh mục đích, động cơ phạm tội; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can và bị cáo; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra…
  • Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác: Khởi tố và điều tra về một hay nhiều tội nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi của bị can đã thực hiện cấu thành một hay nhiều tội khác; Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can…
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

- Tại phiên tòa xét xử:

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 mà không thể bổ sung tại phiên tòa được (tương tự các trường hợp quy định về trả hồ sơ điều tra bổ sung trước khi xét xử nêu trên)
  • Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;
  • Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
  • Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Từ căn cứ trên có thể xác định thẩm quyền trả hồ sơ vụ án hình sự để điều tra bổ sung là của Viện kiểm sát và thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Trong đó, trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ.

trả hồ sơ điều tra bổ sung
Các trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án hình sự (Ảnh minh họa)

2. Thời hạn trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung bao lâu?

Căn cứ khoản 2 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự, thời hạn trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung như sau:

- Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung: Thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng;

- Trường hợp vụ án do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung: Thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng.

Lưu ý: Thời hạn điều tra bổ sung được tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.

3. Được trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung mấy lần?

Theo khoản 2 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, số lần được trả hồ sơ để điều tra bổ sung được quy định cụ thể như sau:

- Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung 02 lần.

- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung 01 lần.

- Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung 01 lần.

Ngoài ra, về thủ tục sau khi có kết quả điều tra bổ sung, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:

- Ở giai đoạn trước khi xét xử:

Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế.

Trong đó, bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án.

- Giai đoạn xét xử:

  • Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
  • Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới phải thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát ban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó.
  • Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
Trên đây là giải đáp về Trường hợp nào trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án hình sự? Được trả mấy lần? Mọi vấn đề còn vướng mắc bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thi bằng lái xe máy bao nhiêu câu? 4 lưu ý để ôn tập hiệu quả

Thi bằng lái xe máy bao nhiêu câu? 4 lưu ý để ôn tập hiệu quả

Thi bằng lái xe máy bao nhiêu câu? 4 lưu ý để ôn tập hiệu quả

Bằng lái xe máy là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ ai sử dụng loại phương tiện này khi tham giao thông đường bộ tại Việt Nam. Vậy thi bằng lái xe máy bao nhiêu câu? Có những lưu ý nào giúp bạn ôn tập hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ giải quyết những thắc mắc trên của bạn.

Phương pháp luận là gì? Ý nghĩa của phương pháp luận với thực tế cuộc sống

Phương pháp luận là gì? Ý nghĩa của phương pháp luận với thực tế cuộc sống

Phương pháp luận là gì? Ý nghĩa của phương pháp luận với thực tế cuộc sống

Chức năng phương pháp luận là một trong hai chức năng quan trọng nhất của triết học nói chung. Vậy phương pháp luận là gì và phương pháp luận có ý nghĩa như thế nào với thực tế cuộc sống? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp luận là gì trong bài viết dưới đây.