Không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ, bị xử lý thế nào?

Trường hợp quân nhân dự bị có lệnh gọi nhập ngũ nhưng không chấp hành sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Trong bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ làm rõ các mức phạt Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ.

Quân nhân dự bị gồm những ai?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định, quân nhân dự bị gồm:

- Sĩ quan dự bị;

- Quân nhân chuyên nghiệp dự bị;

- Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.

Những người này được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.

Theo đó, trách nhiệm của quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên như sau:

- Kiểm tra sức khỏe;

- Thực hiện lệnh gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

- Thực hiện chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên và nhiệm vụ do người chỉ huy giao;

- Thực hiện lệnh huy động để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

Như vậy, với quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm thực hiện lệnh gọi huấn luyện, lệnh huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân. Do đó, trường hợp không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, quân nhân dự bị sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

toi khong chap hanh lenh goi quan nhan du bi nhap ngu
Mức phạt Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ (Ảnh minh họa)

Quân nhân dự bị không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp dưới đây có thể bị xử lý hình sự về Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ:

- Có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh; hoặc

- Có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Theo đó, mức phạt với Tội này được quy định như sau:

- Khung 01:  

Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Khung 02:

Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

+ Lôi kéo người khác phạm tội.

Trên đây là giải đáp về Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp nếu còn vấn đề vướng mắc.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay? Quy định về bảo vệ môi trường không khí

Thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay? Quy định về bảo vệ môi trường không khí

Thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay? Quy định về bảo vệ môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí luôn là một vấn đề nhức nhối với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy, thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay đang ở mức cảnh báo như thế nào? Nhà nước đã có những quy định về bảo vệ môi trường không khí ra sao? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để làm rõ về vấn đề này.

14 tuổi có được làm thẻ ngân hàng không?

14 tuổi có được làm thẻ ngân hàng không?

14 tuổi có được làm thẻ ngân hàng không?

Thẻ ngân hàng hiện nay là phương tiện thanh toán tiện lợi, được đa số mọi người sử dụng thay cho tiền mặt. Số lượng người sử dụng thẻ ngân hàng ngày càng gia tăng trải đều ở các độ tuổi: đi làm, đi học, nghỉ hưu,... Vậy nếu còn đang đi học thì 14 tuổi có làm được thẻ ngân hàng không?

Hiếp dâm, dùng tiền hoà giải được không?

Hiếp dâm, dùng tiền hoà giải được không?

Hiếp dâm, dùng tiền hoà giải được không?

Hiếp dâm từ lâu đã trở thành vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, tệ nạn này đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất phức tạp. Nhiều trường hợp người phạm tội hiếp dâm dùng tiền để hòa giải, bồi thường cho gia đình nạn nhân với mong muốn không phải ngồi tù. Vậy, pháp luật quy định thế nào về trường hợp này?