Tỉnh lỵ là gì? Danh sách các tỉnh lỵ của nước ta

Bài viết dưới đây sẽ làm rõ khái niệm tỉnh lỵ là gì? Việt Nam ta có bao nhiêu tỉnh lỵ? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tỉnh lỵ là gì? Đặc điểm của tỉnh lỵ như thế nào?
Tỉnh lỵ là gì? Đặc điểm của tỉnh lỵ như thế nào? (Ảnh minh hoạ)

1. Tỉnh lỵ là gì?

Tỉnh lỵ là trung tâm hành chính của một tỉnh. Tỉnh lỵ thường sẽ là đô thị lớn nhất của tỉnh đó.

Ở mỗi tỉnh, đều sẽ có một tỉnh lỵ trực thuộc tại thị xã hoặc thành phố. Đối với một số thành phố lớn, tỉnh lỵ sẽ được đặt tại các quận trung tâm. Chẳng hạn như, quận 1 là tỉnh lỵ của thành phố Hồ Chí Minh, quận Hoàn Kiếm là tỉnh lỵ của thành phố Hà Nội hay quận Hải Châu là tỉnh lỵ của thành phố Đà Nẵng.

Tỉnh lỵ của Đà Nẵng là quận Hải Châu
Tỉnh lỵ của Đà Nẵng là quận Hải Châu (Ảnh minh hoạ)

2. Tổng hợp danh sách các tỉnh lỵ của nước ta

Việt Nam ta có 63 tỉnh thành trải dài từ Bắc vào Nam theo hình chữ S nên cũng sẽ có 63 tỉnh lỵ tương ứng. Sau đây là tên của các tỉnh lỵ tại nước ta được chia theo 3 vùng Bắc, Trung, Nam.

2.1 Tỉnh lỵ tại các vùng miền Bắc

STT

Tên tỉnh lỵ

Trụ sở tại

1

Thành phố Lai Châu

Tỉnh Lai Châu

2

Thành phố Lào Cai

Tỉnh Lào Cai

3

Thành phố Điện Biên Phủ

Tỉnh Điện Biên

4

Thành phố Sơn La

Tỉnh Sơn La

5

Thành phố Yên Bái

Tỉnh Yên Bái

6

Thành phố Hòa Bình

Tỉnh Hòa Bình

7

Thành phố Hà Giang

Tỉnh Hà Giang

8

Thành phố Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng

9

Thành phố Tuyên Quang

Tỉnh Tuyên Quang

10

Thành phố Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Kạn

11

Thành phố Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên

12

Thành phố Lạng Sơn

Tỉnh Lạng Sơn

13

Thành phố Việt Trì

Tỉnh Phú Thọ

14

Thành phố Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang

15

Thành phố Hạ Long

Tỉnh Quảng Ninh

16

Thành phố Vĩnh Yên

Tỉnh Vĩnh Phúc

17

Thành phố Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh

18

Thành phố Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên

19

Thành phố Hải Dương

Tỉnh Hải Dương

20

Thành phố Phủ Lý

Tỉnh Hà Nam

21

Thành phố Thái Bình

Tỉnh Thái Bình

22

Thành phố Nam Định

Tỉnh Nam Định

23

Thành phố Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình

24

Quận Hoàn Kiếm

Hà Nội

25

Quận Hồng Bàng

Hải Phòng

2.2 Tỉnh lỵ tại các vùng miền Trung 

STT

Tên tỉnh lỵ

Trụ sở tại

1

Thành phố Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa

2

Thành phố Vinh

Tỉnh Nghệ An

3

Thành phố Hà Tĩnh

Tỉnh Hà Tĩnh

4

Thành phố Đồng Hới

Tỉnh Quảng Bình

5

Thành phố Đông Hà

Tỉnh Quảng Trị

6

Thành phố Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

7

Thành phố Kon Tum

Tỉnh Kon Tum

8

Thành phố Pleiku

Tỉnh Gia Lai

9

Thành phố Buôn Ma Thuột

Tỉnh Đắk Lắk

10

Thành phố Gia Nghĩa

Tỉnh Đắk Nông

11

Thành phố Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng

12

Thành phố Tam Kỳ

Tỉnh Quảng Nam

13

Thành phố Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi

14

Thành phố Quy Nhơn

Tỉnh Bình Định

15

Thành phố Tuy Hòa

Tỉnh Phú Yên

16

Thành phố Nha Trang

Tỉnh Khánh Hòa

17

Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm

Tỉnh Ninh Thuận

18

Thành phố Phan Thiết

Tỉnh Bình Thuận

19

Quận Hải Châu

Đà Nẵng

2.3 Tỉnh lỵ tại các vùng miền Nam

STT

Tên tỉnh lỵ

Trụ sở tại

1

Thành phố Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh

2

Thành phố Đồng Xoài

Tỉnh Bình Phước

3

Thành phố Thủ Dầu Một

Tỉnh Bình Dương

4

Thành phố Biên Hòa

Tỉnh Đồng Nai

5

Thành phố Bà Rịa

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

6

Thành phố Long Xuyên

Tỉnh An Giang

7

Thành phố Cao Lãnh

Tỉnh Đồng Tháp

8

Thành phố Tân An

Tỉnh Long An

9

Thành phố Mỹ Tho

Tỉnh Tiền Giang

10

Thành phố Rạch Giá

Tỉnh Kiên Giang

11

Thành phố Vĩnh Long

Tỉnh Vĩnh Long

12

Thành phố Bến Tre

Tỉnh Bến Tre

13

Thành phố Vị Thanh

Tỉnh Hậu Giang

14

Thành phố Trà Vinh

Tỉnh Trà Vinh

15

Thành phố Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng

16

Thành phố Bạc Liêu

Tỉnh Bạc Liêu

17

Thành phố Cà Mau

Tỉnh Cà Mau

18

Quận 1

Thành phố Hồ Chí Minh

19

Quận Ninh Kiều

Thành phố Cần Thơ

3. Có phải tỉnh lỵ đều được đặt tại các đô thị lớn? 

Hầu hết các tỉnh lỵ đều được đặt tại các đô thị lớn của tỉnh. Tuy nhiên, có duy nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh lỵ không đặt ở đô thị lớn.

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh thuộc  Vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam. Trước ngày 1/5/2012, tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được đặt trụ sở tại thành phố biển Vũng Tàu, đây là khu đô thị lớn nhất của tỉnh.

Nhưng từ 2/5/2012 cho đến nay thì tỉnh lỵ lại được chuyển xuống thành phố Bà Rịa. Thành phố Bà Rịa có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh và đây cũng là nơi kết nối nền kinh tế giữa các trung tâm công nghiệp của các tỉnh lân cận như Đồng Nai, thành Phố Hồ Chí Minh, đô thị Long Thành.

Bà Rịa là nơi có vị trí an ninh quốc phòng quan trọng
Bà Rịa là nơi có vị trí an ninh quốc phòng quan trọng (Ảnh minh hoạ)

Có thể thấy được không phải tất cả các tỉnh lỵ đều được đặt tại các đô thị lớn, tỉnh lỵ mà được thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của địa phương, điều đó sẽ phụ thuộc vào vị trí địa lý về kinh tế cũng như tính chất quốc phòng an ninh của mỗi tỉnh.

4. Sự khác nhau giữa tỉnh lỵ và các đơn vị hành chính cấp tỉnh?

  • Đơn vị hành chính cấp tỉnh: Là một đơn vị hành chính ở địa phương, có vai trò thực hiện quản lý về an ninh, kinh tế xã hội ở địa phương. Một đơn vị hành chính cấp tỉnh bao gồm thị xã, huyện, thành phố thuộc tỉnh đó gộp lại. Ví dụ như tỉnh Đồng Nai, tỉnh Long An, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu,...

  • Tỉnh lỵ: Là thuật ngữ để chỉ một đơn vị hành chính cấp huyện, nơi mà các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh đó đóng trụ sở chínhVí dụ như thành phố Biên Hòa là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai,...

Bài viết này là một số thông tin về tỉnh lỵ và tên các tỉnh lỵ tại các tỉnh thành của Việt Nam.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục hậu quả

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục hậu quả

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục hậu quả

Trước những biến động của môi trường, việc nhận biết những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là vô cùng cần thiết. Từ đó, chúng ta sẽ có những biện pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng môi trường cũng như nâng cao đời sống người dân.