Sự cố môi trường là gì? Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Sự cố môi trường là gì? Trách nhiệm cũng như kế hoạch ứng phó sự cố môi trường như thế nào? Cùng tìm hiểu những nội dung này qua bài viết sau.

1. Sự cố môi trường là gì?

Sự cố môi trường được hiểu là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người/do biến đổi bất thường của tự nhiên dẫn đến việc ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng (theo khoản 14 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020).

Ví dụ: Sự cố môi trường Formosa Hà Tĩnh xảy ra vào đầu tháng 4/2016 làm hải sản chết bất thường tại 04 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đồng thời, gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng do nước thải từ công ty xả ra biển có chứa các độc tố Phenol, Xyanua, Hydroxit sắt vượt quá mức cho phép.

Sự cố môi trường là gì?
Sự cố môi trường là gì? (Ảnh minh họa)

2. Ai có trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường?

Theo Điều 122, Điều 127 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các đối tượng sau phải có trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường:

- Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm thực hiện:

  • Yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định;

  • Kiểm tra thường xuyên, áp dụng phương án, biện pháp quản lý, kỹ thuật để loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

  • Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ sự cố môi trường có thể xảy ra trên địa bàn;

  • Xây dựng cơ sở dữ liệu và lập, công khai thông tin về các nguồn có nguy cơ gây ra sự cố môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

  • Xây dựng và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm:

  • Hướng dẫn, kiểm tra và xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; các hoạt động chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường thuộc phạm vi quản lý;

  • Hướng dẫn nội dung kế hoạch ứng phó sự cố môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước; quy trình, kỹ thuật ứng phó sự cố môi trường, kịch bản sự cố môi trường thuộc phạm vi quản lý;

  • Xây dựng, đề nghị Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia thuộc phạm vi quản lý;

  • Tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia thuộc phạm vi quản lý theo phân công của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

3. Nội dung kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường chính là tài liệu để xác định các nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, dự kiến kịch bản xảy ra sự cố môi trường kèm theo các phương án ứng phó tương ứng để bảo đảm sẵn sàng, kịp thời ứng phó khi sự cố môi trường xảy ra trên thực tế (khoản 1 Điều 108 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường (Ảnh minh họa)

Trong đó, kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp cơ sở bao gồm các nội dung:

- Xác định, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của cơ sở, các kịch bản đối với từng loại nguy cơ có thể xảy ra;

- Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường gồm: Công trình, thiết bị, vật tư, dụng cụ, phương tiện cần thiết để ứng phó sự cố môi trường; bố trí lực lượng tại chỗ để bảo đảm sẵn sàng ứng phó với từng kịch bản sự cố môi trường;

- Xây dựng kế hoạch tập huấn, huấn luyện, diễn tập về ứng phó sự cố môi trường cho lực lượng ứng phó sự cố tại chỗ;

- Phương thức thông báo, báo động khi xảy ra sự cố môi trường và huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị để ứng phó sự cố môi trường;

- Biện pháp tổ chức ứng phó sự cố môi trường đối với các nội dung:

  • Xác định nguyên nhân sự cố môi trường; loại, số lượng, khối lượng chất ô nhiễm bị phát tán, thải ra môi trường;

  • Đánh giá sơ bộ về phạm vi, đối tượng và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật;

  • Thực hiện các biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động; thực hiện khẩn cấp các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, sinh vật và môi trường;

  • Thu hồi, xử lý, loại bỏ chất ô nhiễm hoặc nguyên nhân gây ô nhiễm;

  • Thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ sự cố môi trường.

Trên đây là định nghĩa sự cố môi trường là gì và các vấn đề liên quan. Nếu cần thêm thông tin, độc giả vui lòng liên hệ ngay tổng đài 19006192 để được giải đáp kịp thời.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ nhân thân sử dụng trong hầu hết các giao dịch, trong đó có giao dịch ngân hàng. Rất nhiều người cho rằng, không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản, quan điểm này có đúng không?

Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2024 như thế nào?

Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2024 như thế nào?

Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2024 như thế nào?

Biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn biến vô cùng phức tạp và gây ra những tác động không nhỏ đến với kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2024.

Tài khoản thanh toán là gì? Tìm hiểu ưu nhược điểm của tài khoản thanh toán

Tài khoản thanh toán là gì? Tìm hiểu ưu nhược điểm của tài khoản thanh toán

Tài khoản thanh toán là gì? Tìm hiểu ưu nhược điểm của tài khoản thanh toán

Tài khoản thanh toán là một trong những loại tài khoản ngân hàng, đa dạng các chức năng và tiện ích giúp người sử dụng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tài khoản thanh toán là gì, ưu nhược điểm và những lưu ý khi sử dụng.