Người không quốc tịch có bị trục xuất khi phạm tội không?

Trục xuất là một trong các hình phạt dành cho người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015. Vậy người không quốc tịch có bị trục xuất khi phạm tội không?

Người không quốc tịch có bị trục xuất khi phạm tội không​?

Theo điểm d khoản 1 Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015, trục xuất là một trong các hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung nếu không áp dụng hình phạt chính với người phạm tội. Theo đó, trục xuất được định nghĩa như sau:

Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.

Theo quy định này, có thể hiểu trục xuất là hình phạt dành cho người nước ngoài và nội dung của hình phạt này là buộc người nước ngoài đó phải ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi bị kết án phạt tù. Trong đó, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được định nghĩa tại khoản 5 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008:

5. Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.

Như vậy, từ các quy định nêu trên, có thể thấy, người nước ngoài bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch và đây cũng là đối tượng sẽ bị trục xuất ra khỏi Việt Nam nếu bị kết án và trục xuất là hình phạt chính hoặc bổ sung với người phạm tội này.

Người không quốc tịch có bị trục xuất khi phạm tội không?
Người không quốc tịch có bị trục xuất khi phạm tội không? (Ảnh minh hoạ)

Các trường hợp trục xuất người không có quốc tịch

Người không có quốc tịch sẽ bị trục xuất nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Khi phạm tội: Theo Điều 37 Bộ luật Hình sự năm 2015, người không có quốc tịch sẽ bị trục xuất như một hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể theo quyết định của Toà án.

- Khi vi phạm hành chính: Theo Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trục xuất là một trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Việc vi phạm này được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam; tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam.

- Khi không có giấy phép lao động tại Việt Nam: Căn cứ Điều 153 Bộ luật Lao động năm 2019, khi người lao động nước ngoài (bao gồm cả việc người lao động này không có quốc tịch) không xuất trình được giấy phép lao động thì sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất ra khỏi phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khi đó, người bị trục xuất sẽ có các quyền nêu tại Điều 7 Nghị định 142/2021/NĐ-CP sau đây:

- Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định chậm nhất trong 48 giờ trước khi quyết định đó được thi hành.

- Được yêu cầu phiên dịch viên khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

- Được mang theo tài sản hợp pháp của mình khi đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

- Được khiếu nại hoặc tố cáo.

Song song với quyền lợi, người không có quốc tịch phải thực hiện nghĩa vụ sau đây:

- Căn cứ vào quyết định trục xuất của cơ quan có thẩm quyền, người không có quốc tịch phải thực hiện đầy đủ các quy định nêu tại đây tương ứng với hình thức xử phạt trục xuất.

- Xuất trình giấy tờ tuỳ thân nếu được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu.

- Chịu sự quản lý của công an và chấp hành đầy đủ các quy định của Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

- Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ dân sự, hành chính, kinh tế (nếu có) một cách nhanh chóng.

- Hoàn thiện hồ sơ cùng thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Trên đây là giải đáp chi tiết về: Người không có quốc tịch có bị trục xuất khi phạm tội không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử, bị xử lý thế nào?

Bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử, bị xử lý thế nào?

Bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử, bị xử lý thế nào?

Bạo lực học đường đã xảy ra từ nhiều năm nay, là tình trạng đáng báo động trong môi trường học tập. Có không ít trường hợp bạo lực học đường gây ra hậu quả nghiêm trọng khiến nạn nhân phải tự tử. Vậy, dưới góc độ pháp lý, bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử bị xử lý thế nào?