Hữu cơ là gì? Nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Chất hữu trong sản xuất nông nghiệp góp phần tạo nên một vòng tuần hoàn tự nhiên mà không phá hủy hệ sinh thái. Vậy chất hữu cơ là gì và nó đóng góp cho quá trình này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Hữu cơ là gì? Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là gì?

1.1 Hữu cơ là gì?

Hữu cơ hay hợp chất hữu cơ là những chất hóa học mà phân tử của chúng có chứa cacbon. Mặc dù vậy, không phải hợp chất nào chứa cacbon cũng được gọi là hợp chất hữu cơ ví dụ như CO, CO2, H2CO3, muối cacbua, muối cacbonat kim loại, muối xianua,... đều là các chất vô cơ.

Hữu cơ là gì
Hữu cơ là gì? (Ảnh minh hoạ)

Các chất hữu cơ có trong môi trường tự nhiên hoặc đến từ các hoạt động của con người. Chất hữu cơ là thành phần cấu tạo nên con người và các loài sinh vật, thực vật, động vật, cấu tạo nên đa số các loại sinh vật sống. Vậy nên các thực phẩm chúng ta ăn vào hằng ngày đa số là những chất hữu cơ.

1.2 Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 109/2018/NĐ-CP thì nông nghiệp hữu cơ và sản xuất nông nghiệp hữu cơ được định nghĩa như sau:

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ (gọi tắt là sản xuất hữu cơ) là hệ thống quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, vận chuyển, bảo quản phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

2. Yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam

Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017, các yêu cầu về sản xuất nông nghiệp hữu cơ được liệt kê như sau:

2.1 Khu vực sản xuất 

Khu vực sản xuất phải khoanh vùng, tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ bằng vùng đệm hoặc hàng rào. Khu vực phải cách xa với môi trường bị ô nhiễm, khu tập kết xử lý rác thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.

Khu vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Khu vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ (Ảnh minh hoạ)

Cơ sở phải quy định vùng đệm rõ ràng và dễ nhận diện. Chiều cao của cây trồng và chiều rộng vùng đệm phụ thuộc vào nguồn gây ô nhiễm, địa hình của cơ sở và khí hậu địa phương.

2.2 Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ

Đối với những cơ sở sản xuất thực hiện chuyển đổi từ mô hình sản xuất không hữu cơ sang mô hình sản xuất hữu cơ phải tuân thủ các yêu cầu cụ thể của sản xuất hữu cơ.

2.3 Duy trì sản xuất hữu cơ

Cơ sở cần phải duy trì sản xuất hữu cơ liên tục. Chỉ được phép chuyển đổi từ hữu cơ về không hữu cơ khi trình bày được lý do thích hợp hoặc trong những trường hợp yêu cầu chuyển đổi được áp dụng.

2.4 Sản xuất song song và sản xuất riêng rẽ

Nếu cùng thực hiện cả sản xuất hữu cơ và không hữu cơ tại cùng một cơ sở thì các hoạt động sản xuất không được gây ảnh hưởng cho nhau. Phải tách biệt khu vực sản xuất, sản phẩm hữu cơ với khu vực sản xuất, sản phẩm không hữu cơ.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong nhà kín
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong nhà kín (Ảnh minh hoạ)

Ví dụ: dùng rào cản vật lý, sản xuất các trống cây trồng khác nhau, bố trí thời vụ để thu hoạch khác nhau để bảo quản sản phẩm, vật tư nguyên liệu khác nhau.

2.5 Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học

Không thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng tiêu cực tới các khu bảo tồn đã được công nhận, ví dụ: khu bảo tồn động vật hoang dã, rừng đầu nguồn. Phải duy trì và tăng cường đa dạng sinh học đối với các khu vực sản xuất, trong mùa vụ và những nơi có thể trồng cây khác với cây trồng hữu cơ.

2.6 Kiểm soát ô nhiễm 

Hạn chế sử dụng vật tư, nguyên liệu là các chất tổng hợp trong tất cả các giai đoạn của sản xuất. Không được để người và môi trường xung quanh nhiễm các chất hóa học độc hại, giảm thiểu ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, chế biến đến cơ sở và môi trường xung quanh.

Phải có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp ô nhiễm từ dụng cụ, thiết bị, bao gồm cả thiết bị vệ sinh, dụng cụ và lưu hồ sơ. Phải có biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây ô nhiễm từ thiết bị, dụng cụ. Nếu nghi ngờ có sự ô nhiễm thì phải xử lý nguồn gây và xây dựng kế hoạch để tránh hoặc giảm nguy cơ ô nhiễm ở khu vực sản xuất.

Ủ phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp
Ủ phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp (Ảnh minh hoạ)

Ngoài ra cần có khả năng phân tích, đánh giá khi nhận diện được nguy cơ cao do sử dụng vật liệu, nguyên liệu đầu vào không được phép sử dụng. Các chất thải trong quá trình sản xuất phải được thu gom, xử lý để tránh gây ô nhiễm khu vực sản xuất, nguồn nước và sản phẩm đầu ra. Các chất thải được tái sử dụng và không tái sử dụng được xử lý đúng quy trình để giảm thiểu lây nhiễm bệnh.

2.7 Các công nghệ không thích hợp 

  • Không sử dụng công nghệ gây hại cho sản xuất hữu cơ.

  • Không sử dụng các vật phẩm, nguyên vật liệu có nguồn gốc GMO ở tất cả các giai đoạn của sản xuất hữu cơ.

  • Không sử dụng các loại bức xạ ion hóa (chiếu xạ) để kiểm soát sinh vật gây hại cho cây trồng.

2.8 Các chất được phép sử dụng

Tiêu chí chung để sử dụng các chất trong sản xuất hữu cơ:

  • Thích hợp với nguyên tắc sản xuất hữu cơ

  • Việc sử dụng chất này là cần thiết và quan trọng và đã được dự kiến

  • Việc sử dụng, sản xuất và thải bỏ các chất này không gây ra hậu quả hoặc không góp phần vào gây hại tới môi trường tự nhiên.

  • Các chất này ít gây tác động bất lợi tới sức khỏe và chất lượng sống của con người và động vật.

  • Các chất thay thế đã được phê duyệt không có đủ số lượng hoặc chất lượng.

3. Một số nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ 

Có thể các bạn đã giải đáp được thắc mắc hữu cơ là gì và sau đây sẽ là một số nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Theo Điều 4 Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, những nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ bao gồm:

  • Quản lý các tài nguyên gồm đất, nước và  không khí theo nguyên tắc hệ thống và sinh thái trong tầm nhìn dài hạn.

  • Không được dùng các vật tư là chất hóa học tổng hợp gây độc hại, ô nhiễm cho nơi sản xuất, môi trường trong tất cả các giai đoạn của chuỗi sản xuất.

  • Không sử dụng các công nghệ biến đổi gen tăng sản lượng, chất phóng xạ và công nghệ khác có hại cho nông nghiệp hữu cơ.

Biến đổi gen không được phép sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ
Biến đổi gen không được phép sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ (Ảnh minh hoạ)
  • Phải đối xử với động vật, thực vật có trách nhiệm và  giúp nâng cao sức khỏe tự nhiên của chúng.

  • Các sản phẩm hữu cơ phải được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của bên thứ ba về nông nghiệp hữu cơ hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

4. Thách thức của nền nông nghiệp hữu cơ

Mặc dù nền nông nghiệp canh tác hữu cơ đã đạt được kết quả và đang là xu hướng phát triển, vẫn có một số hạn chế còn tồn tại. Có thể kể tới những hạn chế của nền nông nghiệp này như:

  • Năng suất của cây trồng, vật nuôi thường thấp hơn so với sản xuất nông nghiệp bình thường. Lý do một phần là do trong quá trình canh tác hữu cơ không sử dụng phân bón hóa học, hoóc môn tăng trưởng, công nghệ gen,...

  • Vật nuôi, cây trồng đối mặt với dịch bệnh khó khăn hơn do không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế sử dụng thuốc thú y, kháng sinh. Môi trường xung quanh có thể lây dịch bệnh, phá hủy cây trồng, vật nuôi do công tác nuôi trồng hữu cơ và không hữu cơ nằm gần nhau
  • Sản xuất nông nghiệp hữu cơ tốn nhiều công sức lao động hơn, năng lực kém, chưa được tập huấn đào tạo nên sản xuất còn kém.
  • Giá cả của thực phẩm hữu cơ cao hơn nhiều so với thực phẩm canh tác bình thường. Do sản xuất hữu cơ được thực hành thủ công, phải mất chi phí chứng nhận, cần diện tích chăn thả, chuồng trại theo quy định sản xuất gây nên giá cả thực phẩm chênh lệch nhiều.

Để vấn đề an ninh lương thực và an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo, sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần được xác định rõ quy mô, lộ trình phát triển. Khi xác định rõ được thị trường, hướng phát triển thì sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

5. Tạm kết

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã, đang và sẽ là xu hướng phát triển của nền công nghiệp sản xuất thực phẩm bởi nó hướng tới sự bảo vệ tới môi trường. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn giải nghĩa được câu hỏi hữu cơ là gì nhé.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ nhân thân sử dụng trong hầu hết các giao dịch, trong đó có giao dịch ngân hàng. Rất nhiều người cho rằng, không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản, quan điểm này có đúng không?

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Tài nguyên rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng trên thực tế, rừng đang ngày càng suy kiệt. Vậy biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng đang là vấn đề thực sự nhức nhối. Những biện pháp đó sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.

5 quy định mới về cung cấp, khai thác thông tin nợ xấu trên CIC

5 quy định mới về cung cấp, khai thác thông tin nợ xấu trên CIC

5 quy định mới về cung cấp, khai thác thông tin nợ xấu trên CIC

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 15/2023/TT-NHNN với nhiều nội dung mới nổi bật liên quan đến việc cung cấp, khai thác thông tin trên CIC. Sau đây là 05 điểm mới tại Thông tư 15/2023/TT-NHNN về hoạt động thông tin tín dụng được áp dụng từ 01/01/2025.

Giá trần là gì? “Điểm mặt” những mặt hàng được quy định giá trần

Giá trần là gì? “Điểm mặt” những mặt hàng được quy định giá trần

Giá trần là gì? “Điểm mặt” những mặt hàng được quy định giá trần

Giá trần là một trong những công cụ của Nhà nước để can thiệp vào hoạt động của thị trường. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về giá trần là gì cũng như những mặt hàng nào được quy định giá trần hiện nay chưa. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!