Tra cứu các công ty xuất khẩu lao động được cấp phép hoạt động

Hiện nay, các công ty dịch vụ xuất khẩu lao động (XKLĐ) mọc lên như nấm, trong số đó có không ít công ty ma, lợi dụng sự cả tin của người lao động để trục lợi. Dưới đây là hướng dẫn cách tra cứu công ty xuất khẩu lao động uy tín.


Hướng dẫn tra cứu công ty XKLĐ để tránh bị lừa đảo

Một trong những yếu tố chứng minh công ty XKLĐ uy tín đó là được cấp giấy phép hoạt động bởi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên nhiều cơ sở trái phép làm giả giấy phép kinh doanh để qua mặt lao động.

Để biết chính xác công ty dịch vụ XKLĐ có được cấp phép hoạt động hay không hoặc có đang bị thu hồi giấy phép hay không, người lao động có thể tra cứu theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Truy cập Website của Cục quản lý lao động ngoài nước.

Link tra cứu: http://dolab.gov.vn/New/Default.aspx

Bước 2: Chọn Doanh nghiệp XKLĐ.

tra cuu cong ty XKLD

Tính đến tháng 4/2022, Việt Nam có 426 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và 01 doanh nghiệp (Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Hoàng Minh Phát) bị đình chỉ giấy phép hoạt động.

Bước 3: Chọn Danh sách Doanh nghiệp XKLĐ.

tra cuu cong ty XKLD

Có thể chọn các doanh nghiệp XKLĐ theo từng miền.

Bước 4: Nhập tên doanh nghiệp tại ô Nội dung tìm kiếm.

Gõ chính xác, đầy đủ và có dấu tên doanh nghiệp muốn tra cứu.

tra cuu cong ty XKLD

Bước 5: Bấm Tìm kiếm.

Hệ thống sẽ trả kết quả tự động:

- Nếu hệ thống trả kết quả về thông tin doanh nghiệp bao gồm tên giao dịch, điện thoại, địa chỉ, tình trạng hoạt động thì người lao động có thể yên tâm đây là công ty được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép.

- Nếu hệ thống không hiện kết quả tìm kiếm thì người lao động nên tránh xa công ty đó để tránh tiền mất tật mang vì họ không được cấp giấy phép hoạt động. 

tra cuu cong ty XKLD 1


Lật tẩy một số chiêu trò lừa đảo xuất khẩu lao động

Do nhẹ dạ cả tin mà rất nhiều người lao động đã mất tiền oan cho các đối tượng lừa đảo xuất khẩu lao động. Càng ngày chiêu trò của các cá nhân, tổ chức lừa đảo càng trở nên tinh vi. Dưới đây là một số thủ đoạn lừa đảo xuất khẩu lao động phổ biến:

(1) - Công việc lương “khủng”, không cấn trình độ cao, mức phí rẻ

Các đối tượng lừa đảo có thể tư vấn những công việc với mức lương “khủng” nhưng không đòi hỏi trình độ đào tạo cao, mức phí lại rẻ để thu hút những người kém hiểu biết.

(2) - Gạ gẫm làm giả giấy tờ

Các đối tượng lừa đảo thường gạ gẫm người lao động làm giả giấy tờ khi không đạt yêu cầu về của bên tiếp nhận lao động. Ví dụ như làm giả giấy tốt nghiệp cấp 3, bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học…

(3) - Dụ đỗ đi theo con đường xuất khẩu lao động chui

Nếu bên môi giới dụ dỗ người lao động đi theo các con đường xuất khẩu chui như du học, du lịch,… thì bạn cũng nên tránh bởi việc đi xuất khẩu lao động chui là bất hợp pháp và sẽ bị trục xuất trở về nước.

Như vậy, người lao động vừa mất tiền cho bên môi giới lại chẳng thể đi xuất khẩu lao động theo ý định ban đầu.

(4) - Bắt nộp tiền chống trốn.

Tiền chống trốn được hiểu là khoản tiền mà người lao động nộp cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động để cam kết về việc hoàn thành hợp đồng và không trốn ra ngoài làm thêm bất hợp pháp.

Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc không nắm rõ luật về tiền chống trốn nên đã không trả hoặc không trả đủ số tiền tiền này và lãi cho người lao động sau khi thực hiện xong hợp đồng. Không chỉ thế, vì số tiền chống trốn là khá lớn nên nhiều doanh nghiệp thậm chí còn “mở đường” cho lao động bỏ trốn để lấy khoản tiền đặt cọc.

(5) - Không có giấy cam kết mức phí đã thông báo hoặc không làm giấy xác nhận khi nhận tiền

Khi đưa tiền cho công ty xuất nhập khẩu, người lao động cần hết sức chú ý bởi nếu không có giấy cam kết mức phí đã thông báo hoặc không làm giấy xác nhận khi nhận tiền, người lao động sẽ có nguy cơ mất trắng tiền. 

Trên đây là hướng dẫn cách tra cứu công ty XKLĐ uy tín cùng một số thủ đoạn lừa đảo xuất khẩu lao động. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Cấm thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Trầm cảm hay rối loạn lo âu vì công việc là vấn đề mà nhiều người lao động đang phải đối mặt. Vậy bị trầm cảm do áp lực công việc có phải bệnh nghề nghiệp? Người lao động bị trầm cảm, rối loạn lo âu do công việc được hưởng chế độ gì không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài

Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài

Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sử dụng lao động tại Việt Nam. Theo quy định các doanh nghiệp này phải thực hiện báo cáo. Cùng tìm hiểu về hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài.