Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn: Bao nhiêu % cho đoàn viên và cán bộ công đoàn?

Số tiền đóng phí hằng tháng của đoàn viên sẽ được công đoàn công ty chi tiêu như thế nào? Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn ghi nhận mức chi cho đoàn viên và cán bộ công đoàn ra sao? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Công đoàn công ty được thu những khoản gì?

Căn cứ Điều 4 Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022, Công đoàn công ty được thu các khoản sau đây:

(1) Thu đoàn phí công đoàn: Thu từ người lao động là đoàn viên.

Mức đóng hàng tháng của mỗi người lao động = 1% x Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

(Căn cứ Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016)

(2) Thu kinh phí công đoàn: Doanh nghiệp tự trích ra.

Mức đóng hằng tháng của doanh nghiệp = 2% x Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động

(Căn cứ Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP)

(3) Thu khác: Bao gồm kinh phí do doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí hoạt động cho công đoàn cơ sở; kinh phí tổ chức các hoạt động phối hợp; thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản; thu lãi tiền gửi, cổ tức,…

Tổng số tiền thu được hằng tháng sẽ được công đoàn cơ sở nộp một phần cho công đoàn cấp trên, phần còn lại được công đoàn giữ lại để chi tiêu.

Cụ thể, theo Điều 5 Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022, công đoàn công ty được sử 75% số thu kinh phí công đoàn, 60% số thu đoàn phí công đoàn và 100% tổng số thu khác của đơn vị.

Công đoàn được thu những khoản tiền gì?
Công đoàn được thu những khoản tiền gì? (Ảnh minh họa)

2. Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn phân bổ các khoản chi thế nào?

Căn cứ Điều 5 Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022, quỹ công đoàn công ty được phân bổ như sau:

- Số tiền đoàn phí công đoàn được công đoàn công ty giữ lại để sử dụng cho các khoản sau:

+ Chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách cùng phụ cấp cán bộ công đoàn: Tối đa 45%.

+ Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn: Tối thiểu 40%.

+ Chi khác: Tối đa 15%.

- Số kinh phí công đoàn được công đoàn công ty giữ lại để sử dụng cho các khoản sau:

+ Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đoàn viên cùng người lao động: Tối thiểu 60%.

+ Chi tuyên truyền, vận động đoàn viên cùng người lao động: Tối đa 25%.

+ Chi quản lý hành chính: Tối đa 15%.

- Số tiền thu từ nguồn thu khác: Do công đoàn cơ sở quyết định việc chi tiêu.

Lưu ý: Ở đơn vị có quan hệ lao động phức tạp, công đoàn cơ sở phải dành tối thiểu 25% nguồn kinh phí của mục chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để dự phòng cho hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động; sau 02 năm liền kề không sử dụng có thể chuyển sang chi cho các hoạt động chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn.

Các khoản chi được quy định tỷ lệ chi tối đa nếu không chi hết, công đoàn công ty được phép bổ sung cho các nội dung chi có tỷ lệ tối thiểu.

Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn được quy định thế nào?
Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)

3. Quỹ công đoàn công ty được chi cho những hoạt động gì?

Các khoản chi tài chính tại công đoàn công ty được hướng dẫn cụ thể tại Điều 6 Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 như sau:

* Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn:

(1) Chi hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động như: Chi các hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động; chi các hoạt động khởi kiện, tham gia giải quyết tranh chấp lao động; chi các hoạt động phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường,…

(2) Chi hỗ trợ du lịch, nghỉ dưỡng cho công đoàn và người lao động.

(3)  Chi thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên, người lao động khi ốm đau, thai sản, tai nạn, gặp hoản cảnh khó khăn, gia đình có việc hiếu hỉ, tặng quà dịp lễ,…

(4) Chi động viên, khen thưởng đoàn viên, con của đoàn viên, người lao động

(5) Chi đào tạo cho đoàn viên và người lao động khi tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, lớp đào tạo, tập huấn,…

* Chi tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động:

(1) Chi tuyên truyền, vận động như mua sách, báo, tạp chí, ấn phẩm phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật,…

(2) Chi phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh như: Chi tuyên truyền giới thiệu về tổ chức công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chi bồi dưỡng làm ngoài giờ cho đoàn viên công đoàn; chi tổ chức kết nạp đoàn viên,…

(3) Chi tổ chức phong trào thi đua.

(4) Chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao.

(5) Chi tuyên truyền các hoạt động về giới và bình đẳng giới do công đoàn cơ sở tổ chức.

(6) Chi đại hội công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.

* Chi quản lý hành chính bao gồm: Hội nghị ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cơ sở; chi mua văn phòng phẩm, tài sản, chi phí đi lại; Chi phụ cấp kế toán công đoàn, thủ quỹ công đoàn;…

* Chi lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương.

* Chi khác bao gồm: chi phối hợp hoạt động với các Tổ chức Chính trị - Xã hội khác; chi cho thủ tục kết nạp Đảng của đoàn viên ưu tú.

Trên đây là những nội dung đáng chú ý của quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở. Nếu còn vấn đề vướng mắc về thu chi quỹ công đoàn, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài

Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài

Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sử dụng lao động tại Việt Nam. Theo quy định các doanh nghiệp này phải thực hiện báo cáo. Cùng tìm hiểu về hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài.

Người lao động được thanh toán phép còn thừa khi nghỉ việc như thế nào?

Người lao động được thanh toán phép còn thừa khi nghỉ việc như thế nào?

Người lao động được thanh toán phép còn thừa khi nghỉ việc như thế nào?

Thực tế, việc thanh toán phép còn thừa khi nghỉ việc đang bị khá nhiều người lao động bỏ qua do họ chưa hiểu rõ các quy định về pháp luật lao động. Vậy theo quy định hiện hành, người lao động được thanh toán số phép còn thừa như thế nào?