Mẫu báo cáo tình hình cho thuê lại lao động mới nhất

Trong thị trường lao động, cho thuê lại lao động diễn ra khá phổ biến. Đồng thời, trường hợp này, doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo tình hình cho thuê lại lao động. Cùng tìm hiểu về Mẫu báo cáo tại bài viết dưới đây.

1. Doanh nghiệp có được cho thuê lại lao động không?

Doanh nghiệp hoàn toàn được cho thuê lại lao động theo quy định của khoản 1 Điều 11 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14:

Điều 11. Tuyển dụng lao động    

1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.

Theo đó, doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp thành lập theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14, doanh nghiệp phải được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẽ thực hiện tuyển dụng, giao kết hợp đồng với người lao động, sau đó chuyển giao người lao động sang làm việc cho doanh nghiệp khác đồng thời vẫn duy trì quan hệ lao động với mình.

2. Mẫu báo cáo tình hình cho thuê lại lao động năm 2024

Mẫu báo cáo tình hình cho thuê lại lao động được quy định tại Mẫu số 09/PLIII của Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Báo cáo tình hình cho thuê lại lao động

Có thể tham khảo Mẫu báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động năm 2024 tại đây:

Mẫu số 09/PLIII

TÊN DOANH NGHIỆP (1)
‎ -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
‎ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
‎ ---------------

…., ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ...

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...

… (1) … Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động 6 tháng đầu năm....... (hoặc năm....) như sau:

Loại hình chủ sở hữu: (2) □ Doanh nghiệp nhà nước □ Doanh nghiệp tư nhân □ Doanh nghiệp FDI

1. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp cho thuê lại

Chỉ tiêu

Đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Cuối kỳ

Số lao động tham gia bảo hi ểm bắt buộc (người) (3)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

1. Tổng số lao động theo hợp đồng lao động của doanh nghiệp, trong đó:

a) Số lao động làm việc tại doanh nghiệp cho thuê lại (4), chia ra:

- Số lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn

- Số lao động có hợp đồng lao động xác định thời hạn

b) Số lao động cho thuê lại, chia ra:

- Thời hạn cho thuê lại dưới 03 tháng

- Thời hạn cho thuê lại từ 03 tháng đến dưới 06 tháng

- Thời hạn cho thuê lại từ 06 tháng đến 12 tháng

2. Số lao động đang cho thuê lại của doanh nghiệp

- Trong địa bàn tỉnh

- Ngoài địa bàn tỉnh

2. Tình hình hoạt động cho thuê lại lao động

TT

Công việc cho thuê lại

(5)

Số lượng doanh nghiệp thuê lại lao động (6)

Số lao động t huê lại (người)

Số lao động theo thời hạn cho thuê lại lao động (người)

Các chế độ của người lao động thuê lại

Ghi chú

Trong địa bàn tỉnh

Ngoài địa bàn tỉnh

Trong địa bàn tỉnh

Ngoài địa bàn tỉnh

Dưới 6 tháng

Từ 6 - 12 tháng

Khác

Tiền lương bình quân (đồng/
‎ người/tháng)

Thu nhập bình quân (đồng/
‎ người/tháng)

Chế độ phúc lợi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

2

ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP (8)

‎ (Chữ ký, dấu)

‎ Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên doanh nghiệp thực hiện báo cáo.

(2) Đánh dấu X vào ô tương ứng với loại hình chủ sở hữu của doanh nghiệp thực hiện báo cáo.

(3) Số lao động được tham gia bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

(4) Số lao động cho thuê và các loại lao động khác.

(5) Liệt kê công việc cho thuê lại lao động.

(6) Số lượng doanh nghiệp thuê lại lao động để thực hiện công việc đã liệt kê tại cột II.

(7) Tên các loại phúc lợi mà người lao động thuê lại được hưởng, ví dụ: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội tự nguyện, tiền lễ, tết, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ, các loại dịch vụ người lao động thuê lại được hưởng …..

(8) Chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Điều kiện để được cho thuê lại lao động là gì?

Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động này được doanh nghiệp cho thuê lại lao động chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của doanh nghiệp khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

 Quy định về cho thuê lại lao động
 Quy định về cho thuê lại lao động (ảnh minh họa)

Để có thể được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể:

  • Điều kiện đối với người đại diện của doanh nghiệp cho thuê lại lao động:

+ Là người quản lý doanh nghiệp;

+ Không có án tích;

+ Đã có thời gian trực tiếp làm việc hoặc quản lý cho thuê lại lao động, cung ứng lao động thời gian 03 năm trở lên trong vòng 05 năm trước khi đề nghị cấp giấy phép.

  • Điều kiện đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã thực hiện ký quỹ 02 tỷ đồng.

Đồng thời theo quy định tại Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, nếu rơi vào các trường sau, doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẽ không được cấp giấy phép:

  • Không bảo đảm các điều kiện vừa nêu trên;

  • Đã từng dùng giấy phép giả để cho thuê lại lao động;

  • Có người đại diện từng là người đại diện của doanh nghiệp sử dụng giấy phép giả;

  • Có người đại diện từng làm người đại diện của doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép vì những nguyên nhân sau trong 05 năm trước khi đề nghị cấp giấy phép:

  • Cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp khác sử dụng giấy phép;

  • Cho thuê lại lao động để làm các công việc không thuộc danh mục được thực hiện cho thuê;

  • Giả mạo các văn bản trong hồ sơ xin cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép, hoặc thực hiện các hành vi tẩy xóa, sửa chữa giấy phép đã được cấp hoặc sử dụng giấy phép giả.

4. Khi nào phải lập báo cáo tình hình cho thuê lại lao động?

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có nghĩa vụ thực hiện báo cáo về tình hình cho thuê lại lao động định kỳ đến cơ quan có thẩm quyền bởi theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ sau:

  • Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 6 của Bộ luật Lao động;

  • Bảo đảm người lao động có trình độ phù hợp với yêu cầu của người thuê lại lao động và nội dung hợp đồng doanh nghiệp cho thuê lại lao động và người lao động đã ký trước đó;

  • Thông báo cho người lao động nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động;

  • Thông báo cho bên thuê lại lao động sơ yếu lý lịch và yêu cầu của người lao động;

  • Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn người lao động của bên thuê lại lao động khi có cùng trình độ, công việc hoặc công việc mang giá trị như nhau;

  • Lập hồ sơ có nội dung thể hiện rõ số lao động cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền;

  • Xử lý kỷ luật lao động do vi phạm kỷ luật lao động.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 31 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP), thời gian thực hiện báo cáo về tình hình cho thuê lại lao động như sau:

“Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại

[...]

2. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; đồng thời báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn đó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 12.

3. Kịp thời báo cáo những trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.”

Như vậy, định kỳ trong vòng 06 tháng và định kỳ hằng năm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thực hiện báo cáo tình hình cho thuê lại lao động đến các cơ quan có thẩm quyền như sau:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

  • Nếu doanh nghiệp sang địa bàn tỉnh khác hoạt động thì thực hiện báo cáo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban quản lý khu công nghiệp, kinh tế nơi doanh nghiệp chuyển đến hoạt động.

5. Thời gian báo cáo tình hình cho thuê lại lao động 

Thời gian báo cáo tình hình cho thuê lại lao động
Thời gian báo cáo tình hình cho thuê lại lao động (ảnh minh họa)

Thời gian thực hiện gửi báo cáo cụ thể như sau:

  • Báo cáo định kỳ 06 tháng: thực hiện trước ngày 20/6;

  • Báo cáo định kỳ hàng năm: thực hiện trước ngày 20/12.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải báo cáo về những trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn hoặc thực hiện theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung về báo cáo tình hình cho thuê lại lao động.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài

Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài

Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sử dụng lao động tại Việt Nam. Theo quy định các doanh nghiệp này phải thực hiện báo cáo. Cùng tìm hiểu về hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài.