Nhân viên y tế, cô đỡ thôn được đề xuất hưởng phụ cấp thế nào?

Bộ Y tế đang đề xuất mức phụ cấp của nhân viên y tế thôn và cô đỡ thôn tại dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi khám chữa bệnh… của các đối tượng này.

Đề xuất mức phụ cấp của nhân viên y tế thôn và cô đỡ thôn

Tại Điều 6 dự thảo này, Bộ Y tế đã đề xuất mức phụ cấp của nhân viên y tế thôn và cô đỡ thôn như sau:

- Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trong đó, hiện nay, phụ cấp của các đối tượng này đang được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 như sau:

Nhân viên y tế thôn trong thời gian công tác sẽ được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng 0,5 và 03 so với mức lương cơ sở. Hiện nay, lương cơ sở đang là 1,8 triệu đồng/tháng. Do đó, mức phụ cấp của đối tượng này như sau:

  • Mức 0,5: Nhân viên y tế thôn, bản tại các xã vùng khó khăn, tương đương là 900.000 đồng/tháng.
  • Mức 0,3: Nhân viên y tế thôn, bản ở các xã còn lại, tương đương 540.000 đồng/tháng.

- Hỗ trợ thêm, trợ cấp thêm (nếu có) từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác được cấp có thẩm quyền quyết định.

Có thể thấy, chế độ phụ cấp của nhân viên y tế thôn trong dự thảo vẫn giữ nguyên như trong quy định hiện hành tại Điều 5 Thông tư 07/2013/TT-BYT.

Đồng thời, khoản 3 Điều 6 dự thảo nêu rõ, nhân viên y tế thôn, cô đỡ thôn hoạt động theo chế độ không chuyên trách ở thôn.

Tuy nhiên, các khoản chi cho người hoạt động không chuyên trách tại thôn nêu ở khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì chỉ áp dụng mức khoán quỹ phụ cấp cho ba đối tượng là Trưởng thôn, Bí thư chi bộ và Trưởng Ban Công tác Mặt trận.

Do đó, mặc dù hoạt động theo chế độ không chuyên trách nhưng nhân viên y tế thôn không được hưởng phụ cấp khoán hàng tháng mà chỉ được nhận hỗ trợ hàng tháng.

Mức hỗ trợ này sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định trừ trường hợp người này kiêm nhiệm một trong ba chức danh được phụ cấp hàng tháng là Trưởng thôn, Bí thư chi bộ và Trưởng Ban Công tác Mặt trận.

Nói tóm lại, tuỳ vào địa bàn thôn mà nhân viên y tế thôn, cô đỡ thôn sẽ được hưởng mức phụ cấp là 900.000 đồng/tháng hay 540.000 đồng/tháng. Ngoài ra, đối tượng này còn có thể được hỗ trợ thêm tuỳ vào tình hình của địa phương.

Đề xuất mức phụ cấp của nhân viên y tế thôn và cô đỡ thôn
Đề xuất mức phụ cấp của nhân viên y tế thôn và cô đỡ thôn (Ảnh minh hoạ)

Tiêu chuẩn của nhân viên y tế thôn, cô đỡ thôn

Để được thực hiện chuyên môn của nhân viên y tế và cô đỡ thôn, Điều 2 dự thảo cũng đề xuất tiêu chuẩn của đối tượng này như sau:

- Về trình độ đào tạo, chuyên môn: Phải hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ dành cho nhân viên y tế thôn, cô đỡ thôn. Hình thức chứng minh là có chứng chỉ hoặc chứng nhận về việc hoàn thành chương trình đào tạo này. Trong đó, chương trình này gồm các nội dung:

  • Với nhân viên y tế thôn: Thời gian đào tạo tối thiểu 03 tháng về các nội dung: Cấp cứu ban đầu, tiêm chủng mở rộng, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc phụ nữ có thai, sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh trong 06 tuần đầu tại nhà, dân số và phát triển…
  • Với cô đỡ thôn thì thời gian đào tạo tối thiểu là 06 tháng với các nội dung: Chăm sóc thai nghén, chuyển dạ, tắm trẻ sơ sinh, xử trí trẻ sặc sữa, tiêm chủng mở rộng, tư vấn kế hoạch hoá gia đình, hỗ trợ vận chuyển bà mẹ và trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế an toàn…

- Có sức khoẻ tốt để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Tham gia làm nhân viên y tế thôn, bản hoặc co đỡ thôn, bản một cách tự nguyện.

Như vậy, so với quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2013/TT-BYT, đề xuất mới đã giảm một số tiêu chuẩn cho nhân viên y tế thôn và cô đỡ thôn gồm:

- Đang sinh sống, làm việc ổn định tại thôn, bản.

- Có tinh thần trách nhiệm, nhiề tình tham gia hoạt động xã hội, có khả năng vận động quần chúng và được cộng đồng tín nhiệm.

Trên đây là đề xuất mức phụ cấp của nhân viên y tế thôn và cô đỡ thôn. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?