Không luân chuyển công tác với công chức là người tố cáo

Bộ Nội vụ đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là công chức.


Công chức tố cáo được bảo vệ vị trí công tác

Tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ của công dân để phát hiện và xử lý kịp thời những cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật. Trong đó, một trong những nguyên tắc tiếp nhận, giải quyết tố cáo là phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo (Điều 5 Luật Tố cáo năm 2018).

Bởi thực tế có không ít trường hợp khi tố cáo, người tố cáo bị gây khó khăn, phiền hà khiến ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Đặc biệt, với riêng người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức, việc này có thể khiến họ bị gây phiền hà, khó khăn đến vị trí công tác, việc làm.

Do đó, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của người tố cáo là công chức, tại dự thảo Thông tư này, Bộ Nội vụ nêu rõ trong quá trình tố cáo sẽ bảo vệ:

- Công việc gắn với chức danh, chức vụ, vị trí việc làm của công chức tố cáo;

- Công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý của những đối tượng này.

Cụ thể, Điều 6 dự thảo quy định các biện pháp bảo vệ vị trí công tác của công chức gồm:

- Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công chức;

- Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho công chức;

- Xem xét bố trí công tác khác cho công chức nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công chức.

công chức tố cáo

Sắp tới, sẽ có quy định bảo vệ vị trí công tác của công chức tố cáo (Ảnh minh họa)


Không luân chuyển công tác với công chức là người tố cáo

Việc bảo vệ vị trí việc làm của công chức được Bộ Nội vụ nêu rõ tại khoản 2 Điều 6 Dự thảo:

Sẽ không thực hiện điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm hay phân công công việc khác với công chức tố cáo.

Tuy nhiên, cũng tại Điều 6, dự thảo có đề cập đến 03 trường hợp ngoại lệ sẽ vẫn luân chuyển vị trí việc làm của công chức tố cáo khi:

- Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Chương V Nghị định 59/2019/NĐ-CP về các biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;

- Được sự đồng ý của công chức tố cáo;

- Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, bên cạnh việc bảo vệ vị trí việc làm của công chức khi đối tượng này tố cáo thì có 03 trường hợp vẫn sẽ luân chuyển vị trí việc làm của đối tượng này.

>> Tra cứu toàn bộ Dự thảo mới nhất tại đây

>> Đọc toàn bộ bài viết về các Dự thảo mới tại đây 

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Chủ thuê bao di động có thể đăng ký chặn mọi tin nhắn rác

Chủ thuê bao di động có thể đăng ký chặn mọi tin nhắn rác

Chủ thuê bao di động có thể đăng ký chặn mọi tin nhắn rác

Tin nhắn rác bao gồm tin nhắn quảng cáo và tin nhắn vi phạm các nội dung cấm, việc nhận tin nhắn rác gây ức chế không nhỏ cho người dùng di động. Dự thảo Nghị định về chống tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi rác đã được xây dựng nhằm khắc phục tình trạng này.