Kế hoạch sử dụng đất là gì? Kỳ kế hoạch sử dụng đất là bao nhiêu năm?

Kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng có ảnh hưởng lớn tới việc quyết định có hay không cho phép người dân chuyển mục đích sử dụng. Vậy, kế hoạch sử dụng đất là gì? Kỳ kế hoạch sử dụng đất là bao nhiêu năm?

1. Kế hoạch sử dụng đất là gì? Kỳ kế hoạch sử dụng đất

Khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Trong đó:

- Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu... (khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013);

- Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm (khoản 2 Điều 37 Luật Đất đai 2013 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018).

Ví dụ, Quyết định 4257/QĐ-UBND của Thành phố Hà Nội nêu rõ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 quận Hoàng Mai là: 10 dự án, với tổng diện tích 33,1596ha.

Trong kế hoạch sử dụng đất của quận Hoàng Mai, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội quy định chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp như sau:

  • Đất trồng cây hàng năm khác: 386,77 ha;
  • Đất trồng cây lâu năm: 7,91 ha;
  • Đất nuôi trồng thủy sản: 225,62 ha.

Kỳ kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau:

- Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm;

- Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: Hàng năm.

Kế hoạch sử dụng đất là gì
Kế hoạch sử dụng đất là gì? Kỳ kế hoạch sử dụng đất là bao nhiêu năm? (Ảnh minh họa)

2.  Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất

Theo Điều 36 Luật Đất đai 2013 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, kế hoạch sử dụng đất gồm:

  • Kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
  • Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
  • Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện;
  • Kế hoạch sử dụng đất quốc phòng;
  • Kế hoạch sử dụng đất an ninh.

Cụ thể căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất như sau:

2.1. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia

Theo khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), việc lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia dựa vào các căn cứ sau đây:

- Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của cả nước;

- Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh;

- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ trước;

- Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

2.2. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

Các căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải tuân theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), cụ thể:

- Kế hoạch sử dụng đất quốc gia; nội dung phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh;

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của cấp tỉnh;

- Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh, cấp huyện;

- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ trước;

- Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

2.3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

Theo khoản 3 Điều 40 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), các căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:

- Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

- Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, cấp xã;

- Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

2.4. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh

Theo khoản 3 Điều 41 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), việc lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh được dựa trên các căn cứ sau đây:

- Kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh;

- Nhu cầu sử dụng đất 05 năm quốc phòng, an ninh;

- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ trước;

- Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

3. Các hành vi vi phạm về kế hoạch sử dụng đất

Theo Điều 97 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các hành vi vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:

- Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định;

- Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trên đây là giải đáp về Kế hoạch sử dụng đất là gì? Kỳ kế hoạch sử dụng đất là bao nhiêu năm? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tới đây, cấm phân lô bán nền, người dân sẽ không được tách thửa?

Tới đây, cấm phân lô bán nền, người dân sẽ không được tách thửa?

Tới đây, cấm phân lô bán nền, người dân sẽ không được tách thửa?

Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã siết chặt quy định về việc phân lô, bán nền. Theo đó, người dân đang rất quan tâm liệu cấm phân lô bán nền thì người dân có còn được tách thửa để tặng cho, thừa kế...? Vậy có đúng không được tách thửa từ 01/01/2025 nếu cấm phân lô bán nền?

Luật Đất đai có hiệu lực sớm: Người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi gì?

Luật Đất đai có hiệu lực sớm: Người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi gì?

Luật Đất đai có hiệu lực sớm: Người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi gì?

Luật Đất đai 2024 đang được đề xuất đẩy ngày có hiệu lực lên 01/7/2024 thay vì từ ngày 01/01/2025, tức sẽ sớm hơn 06 tháng so với quy định. Vậy người dân, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi gì khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực?