Tổng hợp hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai 2024

Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai là những hành vi mà người sử dụng đất, cán bộ, công chức hoặc tổ chức, cá nhân khác không được phép thực hiện khi sử dụng, quản lý đất đai. Dưới đây là cập nhật 11 hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Đất đai mới nhất 2024. 

11 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai 2024

hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai
Theo quy định tại Điều 11 Luật Đất đai 2024 số 31/2024/QH15, có 11 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai bao gồm:

(1) Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.

Đây là một trong những hành vi bị cấm đã được quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 và tiếp tục được quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Đất đai 2024.

Tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai 2024, hành vi lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất được đề xuất các mức phạt như sau:

* Hành vi lấn đất

Mức phạt đối với những đối tượng có hành vi lấn đất nông nghiệp được quy định tại Điều 16 dự thảo như sau:

STT

Diện tích lấn

Mức phạt tiền
(triệu đồng)

Khu vực nông thôn

Khu vực đô thị

Đất chưa sử dụng

1

Dưới 0,05 héc ta

02 - 03

Mức xử phạt bằng 02 lần so với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn.

Tối đa ≤500 triệu đồng đối với cá nhân, ≤01 tỷ đồng đối với tổ chức.

2

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

03 - 05

3

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

05 - 15

4

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

15 - 30

5

Từ 01 héc ta trở lên

30 - 70

Đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất

1

Dưới 0,05 héc ta

03 - 05

Mức xử phạt bằng 02 lần so với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn.

Tối đa ≤500 triệu đồng đối với cá nhân, ≤01 tỷ đồng đối với tổ chức.

2

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

05 - 10

3

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

10 - 30

4

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

30 - 50

5

Từ 01 héc ta trở lên

50 - 120

Đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất 

1

Dưới 0,02 héc ta

03 - 05

Mức xử phạt bằng 02 lần so với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn.

Tối đa ≤500 triệu đồng đối với cá nhân, ≤01 tỷ đồng đối với tổ chức.

2

Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta

05 - 07

3

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

07 - 15

4

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

15 - 40

5

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

40 - 60

6

Từ 01 héc ta trở lên

60 - 150

Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi có hành vi vi phạm.

- Nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm có được.

* Hành vi chiếm đất: 

Mức phạt đối với những đối tượng có hành vi lấn đất nông nghiệp được quy định tại Điều 17 dự thảo như sau:

STT

Diện tích lấn

Mức phạt tiền
(triệu đồng)

Khu vực nông thôn

Khu vực đô thị

Đất chưa sử dụng

1

Dưới 0,05 héc ta

03 - 05

Mức xử phạt bằng 02 lần so với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn.

Tối đa ≤500 triệu đồng đối với cá nhân, ≤01 tỷ đồng đối với tổ chức.

2

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

05 - 10

3

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

10 - 20

4

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

20 - 50

5

Từ 01 héc ta trở lên

50 - 100

Đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất 

1

Dưới 0,05 héc ta

03 - 05

Mức xử phạt bằng 02 lần so với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn.

Tối đa ≤500 triệu đồng đối với cá nhân, ≤01 tỷ đồng đối với tổ chức.

2

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

05 - 10

3

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

10 - 20

4

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

20 - 50

5

Từ 01 héc ta trở lên

50 - 100

Đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất 

1

Dưới 0,05 héc ta

03 - 05

Mức xử phạt bằng 02 lần so với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn.

Tối đa ≤500 triệu đồng đối với cá nhân, ≤01 tỷ đồng đối với tổ chức.

2

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

05 - 10

3

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

10 - 20

4

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

20 - 50

5

Từ 01 đến dưới 02 héc ta

50 - 100

6

Từ 02 héc ta trở lên

100 - 200

Đất phi nông nghiệp 

1

Dưới 0,05 héc ta

10 - 20

Mức xử phạt bằng 02 lần so với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn.

Tối đa ≤500 triệu đồng đối với cá nhân, ≤01 tỷ đồng đối với tổ chức.

2

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

20 - 50

3

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

50 - 100

4

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

100 - 200

5

Từ 01 héc ta trở lên

200 - 500

Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi có hành vi vi phạm.

- Nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm có được.

- Buộc phải thực hiện tiếp các thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được Nhà nước giao đất/cho thuê đất nhưng chưa hoàn thành các thủ tục để được bàn giao đất trên thực địa.

* Hành vi hủy hoại đất

Mức phạt đối với những đối tượng có hành vi lấn đất nông nghiệp được quy định tại Điều 18 dự thảo như sau:

STT

Diện tích lấn

Mức phạt tiền
(triệu đồng)

Làm biến dạng địa hình

1

Dưới 0,05 héc ta

05 - 10

2

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

10 - 15

3

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

15 - 40

4

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

40 - 80

5

Từ 01 héc ta trở lên

80 - 200

Làm suy giảm chất lượng đất 

1

Dưới 0,05 héc ta

02 - 05

2

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

05 - 10

3

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

10 - 30

4

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

30 - 60

5

Từ 01 héc ta trở lên

60 - 120

Trường hợp gây ô nhiễm: phạt theo mức phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi có hành vi vi phạm.

- Nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm có được.

(2) Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.

Theo quy định tại Điều 240 Luật Đất đai 2024, người có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.

Theo đó, các hành vi được quy định là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai gồm:

- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định trong công tác:

  • Quy hoạch

  • Kế hoạch sử dụng đất

  • Giao đất

  • Cho thuê đất

  • Chuyển mục đích sử dụng đất

  • Thu hồi đất

  • Trưng dụng đất

  • Bồi thường

  • Hỗ trợ

  • Tái định cư

  • Xác định nghĩa vụ tài chính về đất

  • Quản lý hồ sơ địa chính

  • Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

  • Ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai

- Thiếu trách nhiệm trong quản lý dẫn tới xảy ra vi phạm hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

- Vi phạm quy định về việc lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin, quy định về các trình tự, thủ tục hành chính và báo cáo trong quản lý đất đai.

(3) Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Theo quy định tại Điều 16 Luật Đất đai 2024, tới đây Nhà nước sẽ có những chính sách nhằm đảm bảo đất sinh hoạt cho cộng đồng dân tộc thiểu số phù hợp với các phong tục, tập quán, tĩn ngưỡng, bản sắc văn hóa và điều kiện từng vùng.

Theo đó, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tiền sử dụng, tiền thuê đất, địa bàn đầu tư; đồng thời sẽ ưu tiên giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào thiểu số theo quy hoạch.

Cá nhân, tổ chức vi phạm đai chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số hoàn toàn có thể bị kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm theo quy định tại Điều 240 Luật Đất đai 2024.

(4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.

Khoản a Điều 240 Luật Đất đai 2024 quy định:

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật…

Theo đó, người có hành vi vi phạm sẽ tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

(5) Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.

Điều này cũng được quy định tại khoản c Điều 240 Luật Đất đai 2024 về những hành vi vi phạm trong việc lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong quản lý đất đai.

(6) Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Điều này được quy định tại khoản b Điều 240 Luật Đất đai 2024 về việc thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Theo đó, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

(7) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Theo quy định tại điều 26 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất sẽ có 08 quyền chung bao gồm:

- Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

- Được hưởng thành quả lao động hoặc kết quả đầu tư từ đất đang sử dụng hợp pháp.

- Được hưởng các lợi ích khi Nhà nước đầu tư để bảo vệ, cải tạo và phát triển đối với đất nông nghiệp.

- Được Nhà nước hướng dẫn và hỗ trợ trong việc cải tạo và phục hồi đất nông nghiệp.

- Được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với tài sản bất động sản là của mình.

- Được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 cùng các quy định khác có liên quan.

- Được bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi bị thu hồi đất.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp.

(8) Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định tại Điều 20 Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đề xuất, trường hợp người sử dụng đất không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu sẽ bị phạt như sau:

  • Phạt từ 02 - 06 triệu đồng: Không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu đối với đất sử dụng từ trước 05/1/2020.

  • Phạt từ 03 - 10 triệu đồng: Không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu đối với đất sử dụng từ sau 05/1/2020.

Đối với hành vi không thực hiện đăng ký biến động đất đai cũng được nâng mức phạt so với Luật Đất đai 2013. Theo đó:

Trường hợp không đăng ký biến động trong thời gian dưới 24 tháng kể từ khi quá hạn:

  • Khu vực nông thôn: 02 - 03 triệu đồng.

  • Khu vực đô thị: 04 - 06 triệu đồng.

Trường hợp không đăng ký biến động trong thời gian hơn 24 tháng kể từ ngày quá hạn:

  • Khu vực nông thôn: 03 - 05 triệu đồng.

  • Khu vực đô thị: 06 - 10 triệu đồng.

(9) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Hiện nay, nghĩa vụ tài chính về đất đai được quy định bao gồm:

  • Tiền sử dụng đất.

  • Tiền thuê đất.

  • Các loại thuế, phí theo quy định.

  • Lệ phí trước bạ.

  • Giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính do Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan thuế xác định.

(10) Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 19 Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đề xuất, hành vi cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất hoặc thực hiện quyền của người sử dụng đất sẽ bị phạt như sau:

- Phạt cảnh cáo/phạt hành chính từ 01 - 03 triệu đồng: Đưa vật liệu xây dựng/vật khác lê thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình nhưng gây khó khăn, cản trở trong việc sử dụng đất của người khác.

- Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng: Xả chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình nhưng gây khó khăn, cản trở trong việc sử dụng đất của người khác.

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng: Đào bới, xây tường, làm hàng rào gây khó khăn, cản trở trong việc sử dụng đất của người khác.

Biện pháp khắc phục: Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc các biện pháp khác để không làm ảnh hưởng tới quyền sử dụng đất của những người xung quanh.

(11) Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định:

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Lâu nay, việc quản lý, sử dụng đất trong lĩnh vực đất đai chưa chú trọng trong vấn đề lồng ghép bình đẳng giới. Do vậy tới đây, việc bổ sung quy định cấm phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai là một trong những quy định được rất nhiều người quan tâm khi ban hành Luật Đất đai 2024.

10 nhóm hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Đất đai 2013

Theo Điều 12 Luật Đất đai 2013 số 45/2013/QH13, những hành vi bị nghiêm cấm gồm:

(1) Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

Theo khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

Căn cứ Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi hủy hoại đất bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

TT

Diện tích đất bị hủy hoại

Hình thức và mức phạt

1

Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất

Dưới 0,05 héc ta

Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

Phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

Phạt tiền từ 30 - 60 triệu đồng

Từ 01 héc ta trở lên

Phạt tiền từ 60 - 150 triệu đồng

Biện pháp khắc phục hậu quả: Ngoài việc bị phạt tiền thì buộc người có hành vi hủy hoại đất khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.

2

Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

(2) Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

(3) Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

Căn cứ Điều 6 Luật Đất đai năm 2013, một trong những nguyên tắc (bắt buộc phải thực hiện) là phải sử dụng đất đúng mục đích; trường hợp người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng trong một số trường hợp phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

(4) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Quy định về thực hiện quyền của người sử dụng đất gồm nhiều quy định khác nhau và một trong số đó là điều kiện thực hiện quyền.

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013;

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài 04 điều kiện trên, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện khác như: Điều kiện bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm quy định tại Điều 189 Luật Đất đai năm 2013; trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo Điều 191 Luật Đất đai năm 2013,…

(5) Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

(6) Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Nếu không đăng ký sẽ vi phạm pháp luật và việc chuyển đổi, chuyển nhượng đó không có hiệu lực.

(7) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong thực hiện thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất, gồm: Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và lệ phí trước bạ.

Như vậy, nếu người sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính là hành vi vi phạm và không được nhận kết quả thực hiện thủ tục hành chính.

(8) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

Xem thêm: Toàn bộ hành vi vi phạm của công chức trong lĩnh vực đất đai

(9) Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Làm cách nào để có thể tra cứu mọi thông tin về đất đai?

(10) Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Trên đây là cập nhật của Luật Việt Nam tổng hợp các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai, với mỗi hành vi vi phạm đều có biện pháp xử lý tương ứng.

>> Cách hiểu đúng các từ người dân thường gọi trong lĩnh vực đất đai

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài  19006192  để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tới đây, cấm phân lô bán nền, người dân sẽ không được tách thửa?

Tới đây, cấm phân lô bán nền, người dân sẽ không được tách thửa?

Tới đây, cấm phân lô bán nền, người dân sẽ không được tách thửa?

Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã siết chặt quy định về việc phân lô, bán nền. Theo đó, người dân đang rất quan tâm liệu cấm phân lô bán nền thì người dân có còn được tách thửa để tặng cho, thừa kế...? Vậy có đúng không được tách thửa từ 01/01/2025 nếu cấm phân lô bán nền?

Luật Đất đai có hiệu lực sớm: Người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi gì?

Luật Đất đai có hiệu lực sớm: Người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi gì?

Luật Đất đai có hiệu lực sớm: Người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi gì?

Luật Đất đai 2024 đang được đề xuất đẩy ngày có hiệu lực lên 01/7/2024 thay vì từ ngày 01/01/2025, tức sẽ sớm hơn 06 tháng so với quy định. Vậy người dân, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi gì khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực?

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Theo quy định, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được quyền chuyển nhượng lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ khi tất toán toàn bộ tiền mua, thuê nhà. Vậy trường hợp bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.