Đất đai thuộc sở hữu của ai? Công dân có quyền sở hữu đất đai không vì sao?

Đất đai thuộc sở hữu của ai? Công dân có quyền sở hữu đất đai không vì sao? Là những vấn đề vẫn luôn được nhiều người dân quan tâm. Vậy đâu là cách hiểu đúng nhất về quyền sở hữu đất đai?

1. Đất đai là gì?

Theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đất đai được hiểu như sau:

“Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay có thể hiểu đất đai là một mảnh đất, thửa đất có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người, được pháp luật thừa nhận sự tồn tại.

Đất đai thuộc sở hữu của ai
Đất đai là một mảnh đất, thửa đất có vị trí cố định trong không gian (Ảnh minh họa)

2. Đất đai thuộc sở hữu của ai?

Quan điểm của Đảng ta là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, giao cho Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý và sử dụng hiệu quả. Quan điểm này được Nhà nước thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật.

Căn cứ Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nuyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 quy định về sở hữu đất đai như sau:

'“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Điều 197 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định:

“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Theo cách diễn giải của Luật đất đai hiện hành, đất đai được coi là của toàn dân và Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Nhà nước là người đại diện cho toàn dân về đất đai, nó thực hiện chức năng quản lý lãnh thổ của mình một cách toàn diện.

Nhà nước có các quyền sau đối với đất đai: Quyết định việc sử dụng đất, thẩm định quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, và thu hồi đất. Nhà nước cho phép người sử dụng đất được giao, cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất, cùng với đó là quyết định các nghĩa vụ và quyền của người sử dụng đất.

Như vậy, theo cách này, đất đai do nhà nước, đầu tư sở hữu là tài sản của cả dân, không phải của riêng ai. Nhà nước là người đại diện cho toàn dân về đất đai, nó thực hiện chức năng quản lý lãnh thổ của mình một cách toàn diện.

Để đảm bảo quyền sử dụng đất của toàn thể nhân dân, các sự kiện quan trọng như giao đất, cho nước ngoài thuê đất để đầu tư quy mô lớn, các chính sách đất đai quan trọng có tác động phải được thông qua. Mặt khác, mọi công dân đều có quyền sử dụng đất đai và được hưởng lợi từ đất đai. Đồng thời, chúng ta có nghĩa vụ đầu tư khai hoang, bảo vệ đất đai và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

3. Người dân có quyền sở hữu đất đai không? Vì sao?

Người dân không có quyền sở hữu riêng đối với đất đai. Người dân có một số quyền được nhà nước trao cho, tuy nhiên không phải là chủ sở hữu với toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản này.

Căn cứ Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 quy định về sở hữu đất đai:

“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 quy định về người sử dụng đất:

“Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

……

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

…….”

Điều này có nghĩa là người dân sử dụng đất đai khi được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng. Người dân không phải là chủ sở hữu đất đai được giao, họ chỉ là người sử dụng đất đai. Chỉ có Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai mới có quyền định đoạt đất đai.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có quyền và lợi ích hợp pháp được Nhà nước bảo hộ nhưng không có quyền định đoạt đối với đất đai. Đối với mọi hành vi xâm phạm quyền định đoạt của Nhà nước đối với đất đai, tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ quyết định biện pháp xử lý vi phạm phù hợp theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.

Vì vậy, có thể khẳng định, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, tất cả người Việt Nam thực hiện quyền sở hữu của mình thông qua người đại diện là Nhà nước. Người dân không có sở hữu riêng đối với đất đai.

Mọi người dân được quyền sử dụng đất và hưởng những lợi ích từ sử dụng đất. Các quyền này được thực hiện trong giới hạn quy định do pháp luật quy định. Trong trường hợp Nhà nước cần thu hồi thửa đất đó cho mục đích khác hoặc giao cho người khác, người sử dụng đất buộc phải giao lại đất cho Nhà nước mà không được quyền từ chối.

Trên đây là giải đáp về Đất đai thuộc sở hữu của ai? Công dân có quyền sở hữu đất đai không vì sao? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục