Anh em tranh giành đất hương hỏa giải quyết thế nào?

Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột thường là tranh giành đất thờ cúng tổ tiên do ông bà, cha mẹ để lại. Vậy anh em tranh giành đất hương hỏa giải quyết như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau.

Đất hương hỏa là đất gì? 

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có định nghĩa cụ thể cho cụm từ “Đất hương hỏa”. Tuy nhiên, dựa vào thực tiễn có thể dễ dàng hiểu đất hương hỏa là đất mà tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu sử dụng với mục đích thờ cúng nhằm tưởng nhớ tới người thân đã quá cố của họ.

Đất dùng vào mục đích thờ cúng được quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 - “Di sản dùng vào việc thờ cúng”.

Tuy nhiên, để đất được xác định là di sản dùng vào việc thờ cúng, người chết khi lập di chúc phải định đoạt và chỉ rõ phần di sản nào được dùng vào việc thờ cúng, nếu không tài sản sẽ được chia thừa kế cho người thừa kế theo đúng quy định pháp luật.

Đất hương hỏa là gì
Đất hương hỏa là gì? (Ảnh minh hoạ)

Anh em tranh giành đất hương hỏa giải quyết thế nào?

Đất hương hỏa có được thừa kế hoặc chuyển nhượng không?

Đất hương hỏa không được thừa kế hoặc chuyển nhượng. Cụ thể:

Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, đất hương hỏa (hay di sản dùng vào việc thờ cúng) sẽ không được chia thừa kế cho con cháu.

Người chết sẽ lập di chúc chỉ định ra người được giao quản lý đất hương hỏa để thực hiện việc thờ cúng.

Trường hợp trong di chúc không chỉ định người được giao đất hương hỏa, những người thừa kế theo pháp luật của người chết sẽ cùng thỏa thuận để cử ra người quản lý đất thờ cúng.

Người được chỉ định chỉ là người có trách nhiệm đứng ra quản lý đất và đảm bảo việc thờ cúng được thực hiện đúng với mục đích của di sản và nguyện vọng của người lập di chúc.

Do đó, người được giao đất sẽ không có quyền chuyển nhượng đất hương hỏa cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

Theo đó, đất hương hỏa sẽ là loại đất áp dụng cơ chế nhượng quyền quản lý, tức đời trước truyền cho đời sau trên hình thức lập di chúc và chỉ được dùng vào mục đích thờ cúng, hương hỏa.

Như vậy, đất hương hỏa không được thừa kế, chuyển nhượng.

Thủ tục giải quyết khi anh em tranh giành đất hương hỏa

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai nói chung và anh em tranh giành đất hương hỏa nói riêng tự hòa giải, giải quyết tranh chấp đất trước khi thực hiện hòa giải tại cơ sở.

Nếu các bên tranh chấp đã tự hòa giải nhưng vẫn không thành, khi này các bên sẽ gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi xảy ra tranh chấp đất đai để hòa giải ở cơ sở.

Thủ tục giải quyết khi anh em tranh giành đất hương hỏa
Thủ tục giải quyết khi anh em tranh giành đất hương hỏa (Ảnh minh hoạ)

Thủ tục giải quyết hòa giải ở cơ sở khi anh em tranh giành đất hương hỏa được thực hiện theo quy trình tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi bởi Khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP như sau:

Bước 1. Các bên gửi đơn hòa giải đến UBND cấp xã

Bước 2. UBND cấp xã xác minh, tìm hiểu nguyên nhân gây ra tranh chấp, đồng thời thu thập các loại tài liệu có liên quan đến nguồn gốc của đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất

Bước 3. UBND thành lập Hội đồng hòa giải bao gồm:

  • Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch/Phó chủ tịch UBND

  • Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn

  • Tổ trưởng tổ dân phố (thành thị); trưởng thôn, ấp (nông thôn)

  • Người có uy tín trong dòng họ, nơi sinh sống, làm việc của các bên tranh chấp

  • Người có trình độ về mặt pháp lý

  • Người biết rõ sự việc

  • Người sinh sống ở xã, phường, thị trấn tại nơi xảy ra tranh chấp thửa đất, biết rõ về lịch sử và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó

  • Người là cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tranh chấp

Bước 4. UBND tổ chức hòa giải

Buổi hòa giải phải có sự góp mặt của các bên tranh chấp, đầy đủ thành viên của Hội đồng hòa giải cũng như những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Nếu 01 trong các bên tranh chấp vắng mặt đến 02 lần, việc hòa giải tranh chấp đất đai được xem như không thành.

Thời hạn thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở tối đa 45 ngày, tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai từ các bên.

Trường hợp hòa giải tại cơ sở không thành công, các bên tiến hành khởi kiện lên Tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định.

Bài viết trên đây là những thông tin quy định về vấn đề anh em tranh giành đất hương hỏa. Nếu Quý bạn đọc có nhu cầu được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Theo Luật 2023, thế nào là đất ở không hình thành đơn vị ở?

Theo Luật 2023, thế nào là đất ở không hình thành đơn vị ở?

Theo Luật 2023, thế nào là đất ở không hình thành đơn vị ở?

Pháp luật hiện hành chưa có quy định nêu cụ thể thế nào là "Đất ở không hình thành đơn vị ở" nhưng trên thực tế loại đất lại hết sức phổ biến. Vậy khái niệm “đất ở không hình thành đơn vị ở” được hiểu như thế nào, hãy cùng LuatVietnam tìm hiểu rõ.