Rút đơn ly hôn có lấy lại được tiền tạm ứng án phí không?

Khi gửi đơn ly hôn cho Tòa án giải quyết thì phải đóng tạm ứng án phí. Vậy nếu rút đơn ly hôn thì có lấy lại được tiền tạm ứng án phí không?


02 trường hợp đương sự có quyền rút đơn xin ly hôn

Thực tế có rất nhiều trường hợp, vì cảm thấy hôn nhân lâm vào bế tắc, hai vợ chồng gửi đơn ly hôn lên Tòa án. Khi đó, Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn hoặc ra bản án, quyết định đơn phương ly hôn.

Theo Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu hoặc thỏa thuận với nhau.  Nên khi suy nghĩ lại không muốn ly hôn nữa, nguyên đơn có thể rút đơn xin ly hôn và Tòa sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.

Lúc này sẽ xảy ra 02 trường hợp rút đơn ly hôn:

Trường hợp 1: Trước khi phiên tòa xét xử diễn ra

Theo đó, tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sau khi Tòa án thụ lý yêu cầu ly hôn thì nguyên đơn có thể rút đơn xin ly hôn. Lúc này, Thẩm phán sẽ trả lại đơn ly hôn và đình chỉ giải quyết vụ án.

Nếu yêu cầu của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không được rút hoặc chỉ rút một phần thì khi nguyên đơn rút đơn, Tòa án sẽ đình chỉ phần yêu cầu của người này. Những phần không được rút sẽ vẫn được giải quyết.

Trường hợp 2: Trong khi phiên tòa xét xử diễn ra

Trong phần bắt đầu phiên tòa, một trong những thủ tục quan trọng là việc hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu ly hôn không.

Lúc này, Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nêu rõ, nếu rút đơn yêu cầu ly hôn và xét thấy việc rút đơn là tự nguyện thì Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử với phần hoặc toàn bộ yêu cầu đã được rút.

Khi đơn xin ly hôn được rút thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo.

Xem thêm: "Gương vỡ lại lành", rút đơn ly hôn thế nào?

Rút đơn ly hôn có được lấy lại tiền tạm ứng án phí không

Rút đơn ly hôn có được lấy lại tiền tạm ứng án phí không? (Ảnh minh họa)


Rút đơn xin ly hôn - mất luôn tiền tạm ứng án phí?

Theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí trong các vụ án ly hôn thuộc về người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn;

Theo đó, Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 (gọi tắt là Nghị quyết 326) quy định mức tạm ứng án phí trong vụ án ly hôn được chia theo hai trường hợp:

- Nếu không có giá ngạch thì mức tạm ứng án phí = mức án phí (300.000 đồng).

- Nếu có giá ngạch thì mức tạm ứng án phí = 50% mức án phí. Trong đó, mức án phí có giá ngạch được ban hành cụ thể tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết 326.

Xem chi tiết mức án phí, lệ phí tại đây.

Nếu vụ án ly hôn được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng bình thường.

Đáng chú ý là: Theo quy định tại Điều 218 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu vụ án bị đình chỉ giải quyết do nguyên đơn rút đơn xin ly hôn thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người này.

Như vậy, khi rút đơn ly hôn thì sẽ được trả lại tiền tạm ứng án phí đã nộp và không phải nộp thêm khoản phí nào nữa.

Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.