Nhận cha con có nhất thiết phải giám định ADN?

Khi nam nữ chưa kết hôn nhưng muốn khai sinh cho con chung thì trong giấy khai sinh của con liệu có đủ tên cha và mẹ không? Đặc biệt, nếu chưa kết hôn, khai sinh cho con có phải xét nghiệm ADN không?


Cha mẹ chưa đăng ký kết hôn, con vẫn được khai sinh?

Điều 14 Luật Hộ tịch nêu rõ, nội dung đăng ký khai sinh gồm những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân như thông tin của người được khai sinh (họ, tên, giới tính, năm sinh, dân tộc…); thông tin về cha mẹ của người đó; số định danh cá nhân…

Theo đó, hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị khi đi đăng ký khai sinh được nêu tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch:

- Tờ khai theo mẫu;

- Giấy chứng sinh. Nếu không có giấy chứng sinh thì phải nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh…

Đặc biệt, nếu cha mẹ của trẻ đăng ký khai sinh đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

Như vậy, có thể thấy, khi khai sinh cho con không bắt buộc phải xuất trình đăng ký kết hôn trừ trường hợp cha mẹ đã kết hôn. Nếu cha mẹ chưa đăng ký kết hôn thì con sẽ được khai sinh theo diện chưa xác định được cha hoặc mẹ.

Khi đó, nếu chưa xác định được cha hoặc mẹ thì phần ghi cha hoặc mẹ sẽ bỏ trống trong sổ hộ tịch và giấy khai sinh (Điều 15 Nghị định 123 năm 2015).

Xem thêm: Cách đăng ký khai sinh cho con khi chưa kết hôn

khai sinh cho con phai xet nghiem adn

Chưa kết hôn, khai sinh cho con phải xét nghiệm ADN? (Ảnh minh họa)

Xét nghiệm ADN để khai sinh cho con khi cha mẹ chưa kết hôn?

Như phân tích ở trên, chưa kết hôn vẫn có thể thực hiện khai sinh cho con. Khi đó, sẽ khai sinh cho trẻ theo diện chưa xác định được cha hoặc mẹ và trong giấy khai sinh không thể hiện tên của cha hoặc mẹ.

Nếu muốn khai sinh có đầy đủ tên cha và mẹ thì phải thực hiện đồng thời 02 thủ tục là đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ và con. Hồ sơ để thực hiện đồng thời hai thủ tục này được quy định cụ thể tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP:

- Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu;

- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế giấy chứng sinh;

- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ con: Văn bản của cơ quan y tế, giám định… trong và ngoài nước xác nhận quan hệ cha con, mẹ con; thư từ, phim ảnh… chứng minh quan hệ cha con, mẹ con và văn bản cam đoan con chung của hai người, có ít nhất 02 người thân thích làm chứng.

Có thể thấy, có 02 cách để chứng minh quan hệ cha con, mẹ con là:

- Xét nghiệm ADN tại cơ quan y tế, cơ quan giám định… trong nước và nước ngoài;

- Thư từ, phim ảnh, băng đĩa… chứng minh mối quan hệ cha con, mẹ con cùng văn bản cam đoan con chung có người làm chứng.

Như vậy, xét nghiệm ADN không phải là biện pháp duy nhất để xác định quan hệ cha con, mẹ con khi muốn đăng ký khai sinh cho con mà chưa đăng ký kết hôn nên không bắt buộc mọi trường hợp chưa đăng ký kết hôn đều phải xét nghiệm ADN để khai sinh cho con có đủ tên cha và mẹ.

Để nắm rõ thủ tục đăng ký khai sinh mới nhất có thể xem tiếp bài viết dưới đây:

>> Cập nhật thủ tục đăng ký khai sinh năm 2020

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.

Để xảy ra án oan, ai phải trả tiền bồi thường?

Để xảy ra án oan, ai phải trả tiền bồi thường?

Để xảy ra án oan, ai phải trả tiền bồi thường?

Dư luận xã hội những ngày này đang “nóng” bởi thông tin hai người bị oan đòi bồi thường 38 tỷ đồng do những sai phạm của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Vì thế, một trong những thông tin khiến nhiều người quan tâm hiện nay là khi để xảy ra oan sai, ai là người phải đứng ra trả tiền bồi thường?